Nếu mẹ đang băn khoăn không biết cách xử lý cá chép ra sao để không bị tanh thì đừng lo, dưới đây là những mẹo để xử lý cá chép hiệu quả. Hãy cùng khám phá trong chuyên mục chăm sóc bé từ 0 - 3 tuổi nhé!
Cách chọn cá chép tươi ngon
Với loại cá chép tươi
Cá chép tươi sẽ có đôi mắt trong suốt và rõ ràng. Thân cá sẽ dài và đều đặn hơn. Lớp vảy sẽ cứng cáp, có màu sắc sáng và không bị nứt nẻ. Thịt cá sẽ đàn hồi và chắc chắn. Đặc biệt, cá chép tươi sẽ không có mùi tanh khó chịu.
Ưu tiên lựa chọn cá chép sông vì loại này có thân dài và mảnh hơn so với cá chép nuôiNgoài ra, để mua cá chép nhanh chóng, mẹ có thể chọn mua ở các điểm bán thủy sản uy tín như Bách hóa Xanh, các cửa hàng hải sản, chợ đầu mối, ...
Chọn cá chép tươi giúp món ăn của bé thơm ngon hơn
Với cá chép đã được chuẩn bị sẵn
Chọn cá được người bán cắt từ cá còn sống, cá vẫn đang bơi là ưu tiên. Tốt nhất là chọn phần cá có thân gắn liền với đầu cá. Cá chép tươi thường có phần đầu còn đọng máu tươi, không mùi hôi, không có chất nhầy, thịt cá đàn hồi tốt, không mềm, không đổi màu.
Cách sơ chế cá chép mẹ cần ghi nhớ
Cá chép không chỉ là nguồn protein giàu dinh dưỡng cho trẻ mà còn chứa nhiều dưỡng chất như: Chất béo tốt, kali, phốt pho, hỗ trợ việc hấp thụ canxi cho trẻ... Việc sơ chế đúng cách sẽ giữ nguyên các vitamin và khoáng chất trong cá. Dưới đây là cách sơ chế cá chép để không bị tanh:
- Bước 1: Loại bỏ túi mật và rửa cá chép để tránh thịt cá đắng. Nếu túi mật bị vỡ, dùng rượu trắng thoa lên thịt cá sau đó rửa lại bằng nước sạch
- Bước 2: Lột vảy cá chép sạch và loại bỏ phần nội tạng bên trong. Rửa sạch màng đen bên trong bụng cá và rửa kỹ với nước để tránh cá bị tanh
- Bước 3: Cắt ngang thân cá chép cách đầu khoảng 1 cm và kéo gân trắng dọc sống lưng cá bằng tay hoặc nhíp để sơ chế an toàn.
- Bước 4: Ngâm thịt cá chép trong nước muối khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước sạch. Cuối cùng, cắt cá thành từng khúc nhỏ để dễ nấu ăn cho bé.
Thực hiện cách xử lý cá chép đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Bí quyết loại bỏ mùi tanh của cá chép một cách hiệu quả
Sử dụng nước gạo: Mẹ ngâm cá chép trong nước gạo khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch là có thể chế biến. Chỉ cần thao tác đơn giản như vậy là cá chép sẽ không còn mùi tanh nữa.
Sử dụng hỗn hợp muối và rượu: Để loại bỏ mùi tanh của cá chép, mẹ có thể hòa tan muối và rượu rồi cho cá đã sơ chế vào ngâm trong 10 phút. Hoặc có thể dùng muối chà lên thân cá rồi đánh vảy. Sau đó, rửa sạch cá với nước trước khi chế biến là xong.
Sử dụng gừng: Hòa tan gừng và nước rồi cho cá vào ngâm khoảng 5 phút rồi vớt ra rửa sạch lại. Chờ cá ráo nước là có thể chế biến món ngon để thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng được.
Sử dụng chanh hoặc giấm: Mẹ hòa ít chanh hoặc giấm vào nước rồi ngâm cá chép đã sơ chế trong đó, để vài phút rồi làm sạch như bình thường. Đây là cách xử lý cá chép không chỉ loại bỏ mùi tanh mà còn giúp loại bỏ nhớt cá. Không nên ngâm cá quá lâu vì axit trong chanh có thể làm da cá bong tróc.
Bí quyết bảo quản cá chép hiệu quả cho mẹ
Bảo quản cá chép tươi như lúc mới mua sẽ giúp món ăn thêm hấp dẫn và đậm đà, từ đó tăng cường chế độ ăn dặm cho bé. Mẹ có thể tham khảo các cách lưu trữ cá chép dưới đây.
Cách 1: Chọn mua cá tươi sẽ giữ được lâu hơn
Việc đơn giản nhất để bảo quản cá chép tươi lâu là từ khi chọn mua, mẹ nên chọn cá thật tươi. Quá trình vi khuẩn tấn công cá tươi sẽ diễn ra chậm hơn so với cá không tươi, do đó cá sẽ giữ được độ tươi ngon lâu hơn.
Cách 2: Bảo quản lạnh cá chép
Sau khi đã sơ chế cá chép sạch, đặc biệt là phần ruột và bụng cá, mẹ đặt cá vào hộp kín hoặc túi zip để bọc. Sau đó, đặt cá vào ngăn đông tủ lạnh. Chia cá thành từng phần phục vụ một bữa ăn của bé. Tránh việc rã đông và cấp đông lại cá lần hai để không làm mất dưỡng chất trong cá.
Cách 3: Sử dụng chanh hoặc giấm
Chanh và giấm không chỉ là những gia vị quen thuộc mà còn có tác dụng bảo quản cá hiệu quả. Khi mua cá tươi về, mẹ có thể thoa một ít giấm hoặc nước cốt chanh lên cá, đặc biệt là phần bụng cá để loại bỏ mùi tanh. Phương pháp này giúp bảo quản cá tươi tối đa từ 3 - 5 giờ.
Cách 4: Sử dụng rượu trắng
Rượu trắng thường được sử dụng để bảo quản cá chép. Sau khi đã sơ chế cá chép, mẹ có thể đổ một ít rượu trắng vào miệng cá. Đặt cá ở nơi thoáng mát và sạch sẽ để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Với cách xử lý cá chép này, cá tươi có thể được bảo quản khoảng 3 ngày.
Cách 5: Bảo quản cá chép tươi bằng muối
Khi mua cá chép về nhưng chưa kịp chế biến, mẹ có thể ướp cá với một ít muối. Vị mặn của muối sẽ làm hỏng enzyme của vi khuẩn, đồng thời hút nước trong cá để vi khuẩn không thể phát triển. Phương pháp bảo quản này giúp cá không bị ươn trong 1 ngày.
Cách 6: Bảo quản cá chép bằng giấy ướt
Phương pháp sơ chế cá chép này được nhiều mẹ sử dụng. Mắt cá luôn tiếp xúc với nước giúp các dây thần kinh tuyến trạng trên mắt cá không bị đứt. Khi dây thần kinh này bị đứt, cá sẽ chết nhanh hơn dẫn đến việc cá bị ươn. Do đó, mẹ có thể phủ giấy ướt lên mắt cá để giữ cá tươi lâu hơn.
Dưới đây là những mẹo hữu ích về cách chọn mua, bảo quản và cách xử lý cá chép đơn giản nhưng hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ biết cách loại bỏ mùi tanh và giữ cá chép tươi lâu để chuẩn bị cháo cá chép cho bé ăn dặm.
Thúy Ngọc - Tổng hợp