Dù lo lắng có thể đẩy người ta vào trạng thái tiêu cực, nhưng cũng có thể là động lực tích cực để thúc đẩy họ hướng tới mục tiêu và cam kết.
Lo lắng là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước áp lực, nhưng đôi khi nó có thể trở thành một tình trạng ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần. Sự lo lắng có thể xuất hiện trước bài thuyết trình hoặc khi thực hiện kế hoạch, cũng như trong nhiều tình huống khác trong cuộc sống hàng ngày.
1. Biến lo lắng thành 'công cụ' cho những cơ hội
Đối với nhiều người, lo lắng quá mức có thể làm họ mất tự tin và ngăn cản họ tiến lên. Nhưng khi chấp nhận lo lắng như một phần tự nhiên của cuộc sống, họ có thể học cách quản lý cảm xúc và sử dụng chúng để tăng hiệu suất.
Phản ứng chung của những người đối mặt với lo lắng là cố gắng giữ bình tĩnh. Tuy nhiên, chiến lược tốt nhất để chuyển hóa sự lo lắng thành năng suất làm việc là nghĩ về nó như một cảm xúc tích cực. Những người biết kiềm chế và biến những suy nghĩ sợ hãi, bồn chồn thành phấn khích sẽ có năng suất làm việc cao hơn những người cố gắng giữ bình tĩnh trong các tình huống trước khi thực hiện. Vì cả sự phấn khích và lo lắng đều gợi lên cảm giác hưng phấn giống nhau, nên việc chuyển hóa cảm xúc tiêu cực thành một cảm xúc tích cực hơn có thể giúp bạn giành được ưu thế trong những tình huống như vậy. Điều này có thể được thực hiện bằng những lời khẳng định và tin tưởng vào bản thân: “tôi có thể làm được” mỗi khi cảm thấy lo lắng. Chiến lược đơn giản này sẽ từng bước thay đổi tư duy của bạn từ việc phân tán các mối lo lắng để tập trung nắm bắt các cơ hội.
2. Thực hành thiền định và chánh niệm
Thiền định là phương pháp rèn luyện tâm trí giúp bạn luôn cảm thấy bình an và tập trung. Bộ môn thiền định còn được chứng minh là có thể giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm và rối loạn lo âu. Thực hành thiền định thường xuyên được cho là mang lại kết quả tương đương với thuốc chống trầm cảm. Với ý thức sáng suốt mới mẻ về bản thân, bạn sẽ có thể vượt qua ranh giới của vùng an toàn để tiến tới những bước đi mới trong cuộc sống. Trong số tất cả các kỹ thuật thiền định, kỹ thuật chánh niệm được chứng minh là có lợi nhất cho chứng lo âu. Kỹ thuật thiền định kết hợp với phương pháp thở sâu bằng cơ hoành nhằm kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, giúp cảm xúc của bạn được điều hòa, thay vì để chúng lấn át bạn trước những lựa chọn “đối mặt” hay “bỏ chạy” của tâm trí.
3. Tạo ra một “câu thần chú” cho tinh thần
Ám thị bản thân bằng những lời khẳng định tích cực là một công cụ mạnh mẽ để phát triển một hạt giống phản bác lại những cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể tạo ra “câu thần chú” của riêng mình. Đầu tiên, bạn hãy tập trung suy nghĩ và tìm ra sự chi phối của bản thân khi cảm thấy lo sợ là gì? Sau đó, hãy viết chúng ra. Tiếp theo, bạn hãy tạo ra những câu thần chú hoặc câu khẳng định phản bác lại những suy tiêu cực đã được xác định phía trên. Ví dụ, hãy thay đổi “tôi không xứng đáng với” thành “tôi đã đi thật xa và sẽ thành công trong một ngày không xa” hoặc “tôi xứng đáng với tất cả cơ hội tốt nhất trong đời”. Hãy luôn lặp đi lặp lại những “câu thần chú” này để chúng in sâu vào tiềm thức của bạn và ngay cả những lúc bạn cảm thấy lo lắng hay thất vọng.
4. Lên kế hoạch để thừa nhận những lo lắng của mình
Các doanh nhân hoặc các chuyên gia cấp cao thường phải đối mặt với nhiều vấn đề mỗi ngày. Nhưng với bạn, liệu điều này có khiến bạn cảm thấy cấp bách và hoảng loạn khi phải xử lý mọi thứ ngay lập tức không? Sợ bị bỏ lại hoặc bị bỏ qua luôn là một căng thẳng lớn trong cuộc sống cá nhân của bạn.
Bạn không thể tập trung vào một công việc khi phải lo lắng về nhiều việc khác. Thay vì làm cho mọi thứ rối tung, hãy dành thời gian để ghi chú những lo lắng của bạn. Khi bạn thừa nhận những lo lắng này và tự giải phóng tâm trí, bạn sẽ có khả năng tìm ra giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề một cách hiệu quả hơn. Điều này giúp tăng cường năng suất và làm việc hiệu quả hơn bằng cách xử lý từng vấn đề một.
5. Sử dụng âm nhạc để chữa lành tâm trạng
Âm nhạc là một phương pháp nhẹ nhàng để chuyển hóa cảm xúc tiêu cực thành tích cực. Nghe nhạc nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác an toàn, tự tin hơn cho bản thân. Âm nhạc có thể được cá nhân hóa để phản ánh nhu cầu cụ thể của mỗi người, từ đó tạo ra cảm giác tích cực sau khi được đánh giá.
Tùy thuộc vào các hành vi và yếu tố kích hoạt lo lắng của bạn, âm nhạc có thể giúp bạn phân tích và chuyển hóa cảm xúc lo sợ thành tích cực. Hoặc bạn có thể nghe nhạc piano nhẹ nhàng để làm dịu tâm trạng của mình. Một tâm trạng tích cực và tràn đầy năng lượng sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và làm việc hiệu quả hơn.