Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý khi trẻ uống nhầm chất độc, để có thể xử lý kịp thời khi con của bạn vô tình uống phải chất độc.
Nếu trẻ nhà bạn vô tình uống phải chất độc trong nhà, bạn sẽ xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cách sơ cứu khi trẻ uống nhầm chất độc trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân gây ngộ độc chất độc ở trẻ em
Nguyên nhân gây ngộ độc chất độc có thể xuất phát từ các vấn đề tâm lý hoặc trẻ vô tình uống nhầm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Các chất như xà phòng, nước rửa chén, thuốc diệt côn trùng,... thường được đựng trong các chai nhựa, gây hiểu lầm với nước uống, dẫn đến nguy cơ trẻ nhỏ vô tình uống phải và gây ngộ độc chất độc.
Nguyên nhân gây ngộ độc chất độc ở trẻ emBiểu hiện của ngộ độc chất độc
Về tiêu hóa
- Đau bụng, đau miệng, dễ buồn nôn.
- Bị bỏng niêm mạc miệng họng như bị phồng rộp, môi lưỡi đỏ xung huyết.
- Đau lan khắp bụng, chướng bụng hoặc bụng căng cứng do thủng dạ dày, thực quản,...
Về hô hấp
- Khó thở, hơi thở ngắn và nhanh, khiến tay chân, môi mặt bị tái tái.
- Thở gấp và tạo tiếng rít do thanh quản bị tổn thương.
Về tuần hoàn
- Tay chân lạnh ngắt, da tái màu và hiện lên các vân xanh tím, các mạch bị âm mờ đi.
- Không tự chủ được ý thức, lâm vào tình trạng lơ mơ hoặc hôn mê sâu.
Về hệ thần kinh
Hệ thần kinh của bệnh nhân khi ngộ độc chất độc sẽ bị rối loạn ý thức, mê sảng. Trẻ nhỏ có thể còn bị hoảng sợ và khóc lạc, tuy nhiên cũng có thể bị hôn mê.
Các bộ phận khác
Với các chất chứa acid mạnh, có thể khiến bệnh nhân bị bỏng da, tổn thương,...
Biểu hiện của ngộ độc hóa chấtCác loại hóa chất dễ gây ngộ độc cho trẻ em
Các loại hóa chất dễ gây ngộ độc cho trẻ em thường dễ dàng bắt gặp trong sinh hoạt của gia đình như:
- Xà phòng tắm, dầu gội đầu
- Hóa chất giặt tẩy: Bột giặt, nước xả vải, nước Javen, bột thông cống,...
- Hóa chất tẩy rửa: Nước rửa chén, nước lau nhà, nước lau kính,...
- Hóa chất diệt đuổi côn trùng
- Các chất chứa dung môi hữu cơ như dầu nhựa thông
- Các chất diệt khuẩn, khử mùi: Cồn, thuốc tím, oxy già, glutaraldehyde, chlorine…
- Hóa chất xăng dầu, dung môi pha sơn, sơn nhà,...
Cách sơ cứu khi trẻ em bị ngộ độc hóa chất
Với mỗi chất sẽ có những cách sơ cứu khác nhau, ví dụ như trẻ bị uống nhầm dầu lửa, thì tuyệt đối không nên khiến trẻ nôn chất độc ra, bởi vì khi nôn ra, hơi chất độc còn dư bên trong sẽ tràn ngược vào khí quản, khiến trẻ càng ngộ độc và gây bỏng thực quản nhiều hơn.
Sơ cứu nhanh chóng cho trẻ rửa miệng với nước muối pha loãng hoặc lau rửa miệng để giảm nồng độ acid chất độc và không để chất độc lan rộng ra.
Tốt nhất là sau khi trẻ bị ngộ độc hóa chất dù bất kể chất gì, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi đến các cơ sở y tế để kịp thời giải độc và cấp cứu, tránh để tình trạng trẻ lâm vào nguy kịch.
Cách sơ cứu khi trẻ em bị ngộ độc hóa chấtCách tránh ngộ độc hóa chất ở trẻ em
- Nên giữ các hoá chất ở nơi kín đáo, xa tầm tay của trẻ em. Đối với các hoá chất có độc tính cao, tốt nhất là nên để trong những thùng đựng hoặc phòng riêng cẩn thận.
- Người lớn cần phải đọc hiểu hướng dẫn sử dụng cũng như tính chất sản phẩm, để trang bị cho mình kỹ năng phòng chống ngộ độc cho trẻ em và bản thân.
- Hướng dẫn và dạy dỗ trẻ nhỏ biết cách sử dụng các hoá chất trong gia đình như xà phòng, dầu gội,... Và dạy trẻ không nên tò mò những chai lọ không được phép sử dụng.
- Không chứa đựng hoá chất vào những chai đựng quen thuộc như chai nước nhựa,...
- Tuyệt đối không mang về nhà những hoá chất mạnh sử dụng trong công nghiệp.
- Không nên để hoá chất gần và trong khu vực vui chơi của trẻ em, khi cho trẻ chơi đùa một mình, tốt nhất nên có người lớn canh chừng.
Trên đây là cách sơ cứu khi trẻ uống nhầm hóa chất gây ngộ độc mà Bách hoá XANH gửi đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn để lưu ý trong các trường hợp trẻ uống nhầm chất độc nhé!
Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố