1. Tăng huyết áp không rõ nguyên nhân có nguy hiểm không?
Huyết áp là chỉ số biểu thị lực tác động của máu lên thành các động mạch. Khi chỉ số huyết áp được đo lên 2 lần với giá trị >= 140/90 mmHg thì được xem là tăng huyết áp (theo WHO). Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến, trong đó có tình trạng tăng huyết áp không rõ nguyên nhân.
Tình trạng tăng huyết áp không rõ nguyên nhân
Mặc dù không biết nguyên nhân nhưng tăng huyết áp không rõ nguyên nhân có thể liên quan đến nhiều yếu tố như: di truyền, chế độ ăn uống không cân đối, thiếu vận động, thừa cân béo phì,…
Tăng huyết áp không rõ nguyên nhân thường không có triệu chứng rõ ràng trừ khi huyết áp cao ở mức độ nguy hiểm. Phần lớn bệnh nhân phát hiện bệnh khi đo huyết áp trong khám sức khỏe tổng quát hoặc kiểm tra các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
2. Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng tăng huyết áp không rõ nguyên nhân?
Việc đo huyết áp là phương pháp quan trọng nhất để chẩn đoán tình trạng tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, huyết áp có thể biến đổi do nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe, tâm trạng, thời gian trong ngày, tuổi tác, sức khỏe,…
Đo áp huyết là phương pháp chẩn đoán tốt nhất cho việc phát hiện tăng huyết áp.
Để chẩn đoán đúng, cần thực hiện đo áp huyết tại nhiều thời điểm khác nhau và sử dụng phương pháp đo chính xác, sau đó tính trung bình.
-
Mỗi lần đo áp huyết cần tiến hành 2 lần liên tiếp cách nhau 1 phút khi ngồi.
-
Nên đo áp huyết 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối là lựa chọn tốt nhất.
-
Cần tiếp tục đo áp huyết trong vòng 4 đến 7 ngày, sau đó loại bỏ kết quả của ngày đầu tiên và tính trung bình của các kết quả còn lại.
Để xác định có tăng huyết áp hay không, cần phải thăm khám để phát hiện các tổn thương cơ quan như thận mạn tính hoặc bệnh đáy mắt do tăng huyết áp.
Khi không xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Tùy vào mức độ tăng huyết áp, lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, có thể là theo dõi phòng ngừa hoặc sử dụng thuốc hạ huyết áp.
3. Biện pháp kiểm soát tăng huyết áp không rõ nguyên nhân
Tăng huyết áp không rõ nguyên nhân là do không xác định được nguyên nhân nên không thể điều trị bệnh tận gốc. Tuy nhiên, để ngăn chặn sự tiến triển và biến chứng của bệnh, người bệnh vẫn cần thực hiện các biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà, đồng thời theo dõi huyết áp thường xuyên. Mục tiêu của điều trị là giảm huyết áp xuống dưới 140/90mmHg.
Dưới đây là những biện pháp được khuyến nghị cho bệnh nhân mắc tăng huyết áp không rõ nguyên nhân:
3.1. Áp dụng chế độ sống lành mạnh
Thói quen sống lành mạnh ít được nhiều bạn trẻ chú ý đến, đây cũng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp nói chung. Với người bệnh tăng huyết áp vô căn, thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn có hiệu quả kiểm soát triệu chứng và tiến triển bệnh rất hiệu quả.
Người béo phì có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn
Những điều cần làm trong chế độ sống lành mạnh bạn cần thực hiện gồm:
-
Giảm cân, đặc biệt cân nặng của bạn đang vượt quá mức tiêu chuẩn với tỉ lệ mỡ thừa cao.
-
Tập thể dục thường xuyên, nên đảm bảo ít nhất 30 phút mỗi ngày với bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Trong đó, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,… là những bài tập tăng cường sức bền có tác dụng rất tốt với bệnh huyết áp và tim mạch.
-
Bỏ hút thuốc: Nếu gặp khó khăn để bỏ thuốc lá, bạn có thể nhờ đến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc hoặc thực phẩm hỗ trợ bỏ thuốc lá.
-
Tăng cường sức khỏe tinh thần: Loại bỏ tình trạng tinh thần tiêu cực, stress, căng thẳng kéo dài khiến cho huyết áp và tim mạch không ổn định. Bạn có thể tìm đến các bài tập ổn định tinh thần như thiền, yoga hoặc chia sẻ vấn đề mình gặp phải với người thân, bác sĩ tâm lý và cùng giải quyết.
-
Kiểm soát thức uống có cồn: Khi sử dụng với lượng vừa phải, khoảng 2 ly rượu với nam giới và 1 ly rượu với nữ giới mỗi ngày, huyết áp của bạn sẽ ổn định hơn. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều, nồng độ cồn lớn thì lại gây tác dụng ngược lại, hại cho sức khỏe và huyết áp.
-
Hạn chế muối, thực phẩm giàu Natri làm tăng huyết áp và giảm sức bền thành mạch, thay vào đó hãy tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và Kali tốt cho sức khỏe tim mạch.
Hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp vô căn cải thiện được bệnh lý bằng các biện pháp chăm sóc, cải thiện lối sống đơn giản này.
Đa phần bệnh nhân tăng huyết áp vô căn có thể kiểm soát bệnh bằng lối sống lành mạnh
3.2. Dùng thuốc điều trị
Khi bệnh nhân tăng huyết áp vô căn không có dấu hiệu cải thiện bệnh khi thay đổi lối sống lành mạnh hoặc xuất hiện biến chứng, triệu chứng nguy hiểm cần kiểm soát thì bác sĩ có thể kê đơn 1 hoặc nhiều loại thuốc. Thuốc sẽ có tác dụng hạ huyết áp và tăng cường sức mạnh thành mạnh, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Cụ thể, các thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp thường gồm:
-
Thuốc lợi tiểu: HCTZ hoặc hydrochlorothiazide.
-
Thuốc chẹn kênh canxi: Amlodipine.
-
Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.
-
Thuốc ức chế men chuyển: Captopril.
-
Thuốc ức chế renin.
3.3. Theo dõi huyết áp thường xuyên
Bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp vô căn cần thường xuyên tự theo dõi tình trạng huyết áp của bản thân. Hãy trang bị máy đo huyết áp cá nhân để thực hiện việc này.
Theo dõi huyết áp thường xuyên giúp bạn nắm được tình trạng bệnh của bản thân, có cải thiện hay biến chuyển nặng hơn để thay đổi phương pháp điều trị. Nếu huyết áp tiếp tục tăng không thể kiểm soát dù tích cực điều trị, cần sử dụng thuốc tác dụng mạnh hơn cùng các phương pháp ngăn ngừa biến chứng.
Tăng huyết áp vô căn có thể không ổn định, điều đó có nghĩa bạn cần theo dõi huyết áp liên tục và kéo dài, không nên chủ quan khi huyết áp đã được kiểm soát trong thời gian ngắn. Việc theo dõi này cũng giúp bác sĩ nắm được tình hình bệnh tốt hơn, từ đó điều trị hiệu quả hơn.
Bệnh nhân tăng huyết áp cần theo dõi bệnh thường xuyên tại nhà
Điều quan trọng trong điều trị tăng huyết áp vô căn là ngăn ngừa huyết áp tiếp tục cao và các biến chứng mà bệnh gây ra cho mạch máu và sức khỏe của tim. Triệu chứng bệnh sẽ được kiểm soát nếu tình trạng huyết áp cao được kiểm soát tốt.