1. Nguyên nhân gây ra áp xe nha chu là gì?
Áp xe nha chu là một loại nhiễm trùng cấp tính. Vi khuẩn từ túi nha chu có thể xâm nhập vào mô quanh răng, gây viêm và tạo ra các ổ áp xe nha chu.
Viêm nha chu có thể gây ra áp xe nha chu
Những yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tạo ổ áp xe trong vùng nha chu là:
- Vấn đề liên quan đến nha chu:
+ Bệnh viêm nha chu
Các loại vi khuẩn như Prevotella, Streptococcim, Actinomyces,... là nguyên nhân gây ra bệnh áp xe nha chu, tương tự với viêm túi nha chu.
Khi bị viêm nha chu, người bệnh thường có các triệu chứng như chảy máu chân răng, sưng lợi, đỏ lợi, hơi thở hôi, mảng bám răng, dịch chảy ra khi ấn vào túi lợi, răng yếu, lung lay và đau khi nhai thức ăn.
Giai đoạn đầu của bệnh là viêm lợi, nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn tới viêm nha chu và hình thành ổ áp xe, thậm chí mất răng.
+ Khi lấy vôi răng và mảng bám, mảnh vỡ có thể xâm nhập sâu vào nướu, gây nhiễm trùng và áp xe nha chu.
+ Bệnh có thể phát sinh do sai sót trong điều trị nội nha.
+ Sau khi điều trị nha khoa, dị vật như chỉ, kim loại,... còn sót lại trong nướu có thể gây nhiễm trùng.
- Răng có các bất thường về hình dạng như nứt dọc, rãnh ở cổ răng.
2. Triệu chứng thường gặp của bệnh áp xe nha chu
Khi bị áp xe nha chu, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:
- Có những ổ nhiễm trùng lớn ở gần chân răng, có thể có mủ.
- Khi chạm vào ổ nhiễm trùng này, người bệnh cảm thấy đau đớn nặng nề.
- Răng của người bệnh có dấu hiệu lung lay rõ rệt.
- Nướu ở gần vùng viêm thường sưng đỏ, có thể chảy máu hoặc mủ.
- Có thể xuất hiện các lỗ dò.
- Một số trường hợp có thể gặp sốt nhẹ hoặc sưng hạch tại chỗ.
Đau nhức do ổ áp xe nha chu
Áp xe nha chu là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến mất răng, tiêu xương, hoại tử mô,... Trong các trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể lan xa gây nguy cơ tử vong cao.
Lưu ý: Áp xe nha chu khác với áp xe quanh chóp răng, đều cần xử trí một cách hiệu quả.
3. Cách điều trị bệnh áp xe nha chu
Áp xe nha chu là loại nhiễm trùng cấp tính, cần điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Phương pháp điều trị sẽ được áp dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.
Điều trị áp xe nha chu bằng kháng sinh
- Sử dụng kháng sinh: Loại thuốc này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nha chu. Tuy nhiên, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng không mong muốn.
- Làm sạch túi nha chu: Quá trình này giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên răng, đồng thời làm sạch vùng túi giữa răng và nướu.
- Rạch dẫn lưu mủ để loại bỏ hoàn toàn mủ và làm sạch ổ áp xe.
- Trong quá trình điều trị, cần súc miệng bằng nước muối ấm ít nhất 3 lần mỗi ngày trong một tuần.
- Trong các trường hợp nghiêm trọng, cần phải nhổ răng để đạt được kết quả tốt nhất.
4. Cách phòng ngừa bệnh áp xe nha chu
Để tránh bệnh áp xe nha chu, bạn cần chú ý các điều sau:
- Điều trị viêm nha chu một cách triệt để để ngăn ngừa việc hình thành ổ áp xe và các vấn đề nguy hiểm khác. Điều trị càng sớm càng tốt để đạt được hiệu quả cao nhất.
Khám răng định kỳ là biện pháp phòng áp xe nha chu hiệu quả
- Việc khám răng định kỳ hai lần mỗi năm là cách quan trọng để chăm sóc sức khỏe răng miệng. Trong các buổi kiểm tra này, bác sĩ có thể phát hiện kịp thời các vấn đề và bệnh lý về răng miệng, giúp bạn xử lý chúng một cách hiệu quả.
- Đảm bảo vệ sinh răng đúng cách và thường xuyên là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Sử dụng bàn chải mềm và đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, kèm theo việc sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm để làm sạch răng.
- Lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy là điều quan trọng để đảm bảo kết quả khám và điều trị hiệu quả.