Biên soạn văn bài Củng cố, mở rộng lớp 8 trang 77 Tập 1 ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đủ ý được dựa trên sách Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Biên soạn văn bài Củng cố, mở rộng lớp 8 trang 77 Tập 1 - tóm tắt ngắn gọn Kết nối tri thức
Bài 1 (trang 77 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền các thông tin phù hợp:
Văn bản |
Thời điểm ra đời |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Hịch tướng sĩ |
|||||
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Đáp án:
Bài 2 (trang 77 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin phù hợp.
Xác định luận điểm |
Hịch tướng sĩ |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. |
Luận điểm 1 |
- Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: |
- Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: |
Luận điểm 2 |
- Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: |
- Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: |
Luận điểm n |
- Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: |
- Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: |
Đáp án:
Xác định luận điểm |
Hịch tướng sĩ |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. |
Luận điểm 1 |
- Đoạn từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”. - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp |
- Đoạn từ đầu đến “lũ cướp nước” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn diễn dịch |
Luận điểm 2 |
- Đoạn từ “huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”. - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song |
- Đoạn từ “lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗ hợp |
Luận điểm 3 |
- Đoạn từ “các ngươi ở cùng ta” đến “phỏng có được không” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp |
- Đoạn từ “đồng bào ta” đến “lòng nồng nàn yêu nước” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp |
Luận điểm 4 |
- Đoạn từ “nay ta chọn binh pháp” đến hết - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song |
- Đoạn từ “tinh thần yêu nước” đến hết - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp |
Bài 3 (trang 77 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Từ thông tin ở hai bảng trên, hãy nhận diện những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.
Đáp án:
Các đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận:
Một bài văn nghị luận phải có luận điểm, lập luận và bằng chứng. Bài văn có luận điểm chính và luận điểm phụ:
+ Luận điểm thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả, được diễn đạt dưới hình thức câu khẳng định, rõ ràng và dễ hiểu
+ Luận điểm cần phải chính xác, tiêu biểu mới có thể thuyết phục được người đọc
+ Lập luận, bằng chứng được đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, lập luận phải chân thực, chính xác để luận điểm trở nên thuyết phục
Bài 4 (trang 77 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nêu những điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng bằng chứng giữa hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Đáp án:
Những điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng bằng chứng giữa hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Tương đồng: Cả hai văn bản đều sử dụng bằng chứng từ những nhân vật lịch sử.
- Khác biệt:
+ Trong Hịch tướng sĩ, bằng chứng được sử dụng để khích lệ binh lính vào trận chiến.
+ Trái lại, trong Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bằng chứng được sử dụng để thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc.
Bài 5 (trang 77 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội, ghi vào vở luận đề, các luận điểm, các loại đoạn văn được sử dụng trong văn bản đó.
Đáp án:
Ví dụ về văn bản: Lối sống đơn giản – xu hướng của thế kỷ XXI
- Luận đề: Lối sống đơn giản.
- Luận điểm:
+ Luận điểm 1: Ý nghĩa của việc sống đơn giản là gì?
+ Luận điểm 2: Lợi ích của việc sống đơn giản
- Các loại đoạn văn:
+ Đoạn 1: Đoạn văn giải nghĩa
+ Đoạn 2: Đoạn văn tóm tắt
+ Đoạn 3: Đoạn văn giải nghĩa
+ Đoạn 4: Đoạn văn giải nghĩa
+ Đoạn 5: Đoạn văn song song.