Ngôi nhà có tên The Bunker, là dự án đầu tay của một sinh viên kiến trúc dành cho bố mẹ để nghỉ ngơi sau khi về hưu gần kề.
Chủ nhân mong muốn một không gian sống hòa mình vào thiên nhiên và đảm bảo tính riêng tư mà không cảm thấy cô lập.
Công trình nằm trong một khu dân cư yên tĩnh trên đồi ở Đà Lạt, thấp hơn mặt đường khoảng 1,2m. Mặt tiền của ngôi nhà là hàng rào gạch bê tông chồng lên nhau mà không sơn hoặc trang trí bằng bất kỳ cách nào.
Cái tên Bunker cũng được đặt cho ngôi nhà với lý do này. Dù bề ngoài có vẻ lạnh lùng và đơn giản, nhưng bên trong lại thể hiện rõ vẻ đẹp của tâm hồn và cuộc sống của gia chủ.
Ngôi nhà được chia thành 2 khối chính: khu vực sinh hoạt và phòng thờ. Hai khối này được nối với nhau bằng 1 cây cầu kính để tạo ánh sáng tự nhiên. Đồng thời, nó còn là một phòng tiếp khách, nơi mà ánh nắng và thiên nhiên chào đón bạn ngay khi bước vào.
Trong cuộc trò chuyện với Pv Dân trí, anh Phạm Khoa Nguyên (SN 1989) - người thiết kế căn nhà, chia sẻ: “Tôi lớn lên trong một căn biệt thự duyên dáng được xây vào những năm 1930. Đó từng là tư gia của một triệu phú người Pháp và gia đình, và bây giờ là mái ấm của gia đình tôi và sáu gia đình khác. Mặc dù không gian sống của chúng tôi chỉ là 40m2, nhưng “chật chội” chưa từng tồn tại trong từ vựng của tôi. Có lẽ đó chính là nơi mầm mống của lối sống đơn giản được nảy nở”.
Ký ức tuổi thơ trong ngôi nhà cũ là nguồn cảm hứng cho việc thiết kế căn nhà hiện tại của anh Khoa Nguyên. Công trình này được thiết kế theo phong cách tối giản, nơi mà con người có thể hòa mình vào và tận hưởng thiên nhiên bên ngoài.
Mọi góc nhỏ trong căn nhà đều được chiếu sáng tự nhiên và thông gió. Đặc biệt, giếng trời, thác nước, và cây xanh được bố trí xung quanh làm cho không gian trong nhà gần gũi với thiên nhiên.
Theo anh Khoa Nguyên, phần công năng của căn nhà được thiết kế phù hợp với thói quen sinh hoạt của gia đình, phản ánh rõ nét tính cách của từng thành viên.
Hầu hết các hoạt động chính diễn ra ở tầng 3 của căn nhà như: thiền, nấu ăn, ăn uống, tiếp khách... Đó là một không gian lớn hợp nhất các khu vực nhỏ lại với nhau.
Thành phố Đà Lạt nhìn từ cửa sổ rộng. Thiết kế này giúp căn nhà luôn đón ánh sáng tự nhiên.
Các phòng trong nhà được kết nối với nhau, giúp các thành viên dễ dàng tương tác và trò chuyện.
Phòng thờ được tách biệt khỏi nhà chính bằng cây cầu. Nó như một vật cản mang lại bình an cho căn nhà. Cửa sổ mảng mỏng lạnh lùng giờ đây hé lộ tầm quan trọng của nó, như một bước nâng mái lên từ tường.
Căn nhà có 3 phòng ngủ, trong đó, phòng ngủ chính nằm ở tầng 2 với không gian mở, vẫn giữ nguyên tinh thần thiết kế tối giản.
Ý tưởng của người thiết kế là tạo ra một không gian ấm áp, thoải mái cho bậc sinh thành, nơi họ gọi là nhà.
Phòng ngủ nhỏ ở tầng 1 vẫn được chiếu sáng đầy đủ nhờ giếng trời được thiết kế.
Thiên nhiên được đưa vào từng góc của căn nhà.
Kiến trúc của ngôi nhà đơn giản, như những khối hộp chồng lên nhau và được cắt giảm ở những nơi cần thiết. Góc vát 25° được tính toán kỹ lưỡng để căn nhà luôn thoáng mát nhưng vẫn tránh ánh nắng và độ ẩm trực tiếp vào nhà.
'Ngôi nhà là biểu tượng của bố mẹ tôi. Họ không giàu có, nhưng khi hiểu biết về họ, bạn sẽ nhận ra họ thực sự giàu lòng nhân ái”, chia sẻ của anh Khoa Nguyên. Tổng chi phí xây dựng căn nhà lên tới hơn 5 tỷ đồng.
Theo Giadinh.net.vn