1. Tần suất đi đại tiện của người bình thường
Không có một chuẩn mực cố định về tần suất đi đại tiện của người bình thường vì mỗi người có cơ địa và thói quen khác nhau. Có người đi một lần mỗi ngày, hai lần hoặc thậm chí một vài ngày mới đi. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là duy trì thói quen đi đại tiện hàng ngày.

Biểu hiện đi ngoài nhiều lần trong một ngày: Bệnh gì cần thăm khám cụ thể
Nếu bạn có thay đổi về thói quen đại tiện như đi ngoài nhiều lần kèm theo đau bụng, đầy bụng, và mệt mỏi, có thể đó là dấu hiệu của các vấn đề về tiêu hóa.
2. Biểu hiện đi ngoài nhiều lần trong một ngày: Bệnh gì - bác sĩ giải đáp chi tiết
Nếu bạn đang gặp tình trạng đi ngoài nhiều lần trong một ngày cùng với các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu bụng, đầy hơi, đau bụng,... thì có thể bạn đang mắc phải các vấn đề liên quan đến đường ruột như:
2.1. Viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, còn có những yếu tố nguy cơ như chế độ ăn uống không lành mạnh và căng thẳng tinh thần kéo dài,...
Các triệu chứng phổ biến của viêm loét dạ dày bao gồm đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và thường xuyên đi ngoài, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Triệu chứng của viêm loét dạ dày là đau bụng, đầy hơi và đi ngoài nhiều lần
2.2. Viêm đại tràng
Những người mắc viêm đại tràng thường phải đi ngoài nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Họ thường phải đi vệ sinh vào ban đêm hoặc sáng sớm, phân có thể từ rắn đến lỏng, kèm theo cảm giác đầy hơi, khó tiêu,... làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2.3. Hội chứng ruột kích thích
Đây là bệnh lý khiến cho chức năng của đường ruột bị rối loạn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người mắc. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này vẫn chưa được xác định chắc chắn, nhưng có một số yếu tố liên quan gồm:
-
Stress kéo dài.
-
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
-
Sử dụng kháng sinh kéo dài.
-
Yếu tố di truyền.
Triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích là đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, và chướng bụng,...
2.4. Sự cố trong hệ vi sinh đường ruột
Việc đi ngoài nhiều lần là biểu hiện cảnh báo về sự không ổn định trong hệ vi sinh đường ruột như sự mất cân bằng vi sinh vật. Ngoài triệu chứng đi ngoài nhiều lần mỗi ngày, sự rối loạn trong hệ vi khuẩn đường ruột cũng có thể dẫn đến những dấu hiệu như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu,...
Các nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột bao gồm việc lạm dụng kháng sinh, chế độ ăn uống không cân đối, căng thẳng kéo dài,...

Lạm dụng thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột
2.5. Trường hợp Ngộ độc thực phẩm
Khi tiêu thụ thức ăn không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn có thể tấn công đường ruột, dẫn đến triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, và mất nước nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
3. Khi cần phải đi khám nếu đi ngoài nhiều lần?
Việc đi ngoài nhiều lần có thể không đáng lo ngại nếu là do ăn quá nhiều chất xơ. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng sau, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị:
-
Đi ngoài nhiều gây mất nước nghiêm trọng.
-
Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
-
Đau bụng nghiêm trọng hoặc đau âm ỉ.
-
Phân có dấu hiệu nhầy hoặc máu.
Đây có thể là biểu hiện của các vấn đề về đường tiêu hóa, nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây mất nước, rối loạn điện giải, và suy kiệt cơ thể.
4. Cần ăn gì để hỗ trợ cải thiện khi bị đi ngoài nhiều lần?
Khi bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, bạn có thể thêm các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày để giảm triệu chứng như:
4.1. Thực phẩm giàu tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột có nhiều calo, dễ tiêu hóa, giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề và cải thiện tiêu chảy hiệu quả.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng tiêu chảy
4.2. Sữa chua
Trong sữa chua có chứa vi khuẩn có ích, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại bỏ vi khuẩn gây hại. Điều này giúp cải thiện tình trạng đi ngoài nhiều lần và các triệu chứng khác của rối loạn tiêu hóa.
4.3. Chuối
Chuối là loại hoa quả rất tốt cho người đang mắc tiêu chảy vì chứa nhiều kali và các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể.
4.4. Nước ép trái cây
Trong nước ép trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp người bị tiêu chảy nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nước ép từ các loại trái cây như dưa hấu, cam, chanh là lựa chọn tốt và dễ uống. Tuy nhiên, chỉ nên uống nguyên chất, không nên thêm đường vì có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
4.5. Uống nhiều nước lọc
Người bị tiêu chảy cần uống đủ nước lọc, đặc biệt là nước ORESOL hoặc nước muối đường theo hướng dẫn của bác sĩ để bù đắp lượng nước đã mất do tiêu chảy, tránh tình trạng mất nước gây suy kiệt cơ thể.

Người đang mắc tiêu chảy cần tránh các thực phẩm giàu dầu mỡ
Ngoài ra, cần chú ý tránh các loại thực phẩm có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn như:
-
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
-
Thực phẩm từ bơ, sữa.
-
Thực phẩm chứa nhiều chất béo.
-
Thực phẩm lên men.
-
Rượu bia, chất kích thích.
Bên cạnh đó, cần thay đổi lối sống như:
-
Hạn chế thức khuya, ngủ đúng giờ.
-
Tránh căng thẳng kéo dài.
-
Thực hiện thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.