Mẫu tờ khai Căn cước công dân
1. Khái niệm Căn cước công dân là gì?
Theo Luật căn cước công dân được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014: Căn cước công dân là hồ sơ chứa đựng các thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của công dân từ 14 tuổi trở lên.
Thẻ Căn cước công dân là loại thẻ biểu tượng các thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của công dân.
Thực tế, Thẻ Căn cước công dân và Chứng minh nhân dân (CMND) có nhiều điểm tương đồng, chỉ khác nhau ở chất liệu làm thẻ, với CMND là giấy và Căn cước công dân được làm từ nhựa, đẹp và bền bỉ hơn CMND.
► Điều kiện để được cấp thẻ Căn cước công dân
- Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên
- Công dân Việt Nam có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh thành đã triển khai thẻ CCCD
2. Biểu mẫu đăng ký Căn cước công dân CC01
Mẫu đơn đăng ký Căn cước công dân CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA, được sử dụng cho các trường hợp công dân Việt Nam cần cấp mới, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (CCCD)
Đang tải dữ liệu...Quá trình chờ đợi lâu quá?|Tải về [193.19 KB]
► Tải về miễn phí
Mẫu đơn đăng ký Căn cước công dân CC01 (Phiên bản Word)
Mẫu đơn đăng ký Căn cước công dân CC01 (bản PDF)
3. Điều lưu ý khi điền mẫu đăng ký Căn cước công dân CC01
Công dân Việt Nam vui lòng điền đầy đủ, chính xác các thông tin được yêu cầu trong mẫu đăng ký Căn cước công dân CC01. Tuy nhiên, cần nhớ những điểm quan trọng sau đây.
- Khai đơn bằng tay, sử dụng mực một màu
- Mục (1): Ghi bằng chữ IN HOA. Ví dụ: NGUYỄN THỊ HẰNG
- Mục (2): Ghi số Chứng minh nhân dân đã cấp gần đây nhất (nếu CMND có 9 số, thì 3 ô cuối được gạch chéo).
- Mục (3): Cấp, đổi, hoặc cấp lại thẻ Căn cước công dân, trong trường hợp: cấp mới (không có CCCD, CMND trước đó), cấp đổi (từ CMND sang CCCD khi hết hạn; thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; thay đổi nơi thường trú; thay đổi đặc điểm nhận dạng), cấp lại (khi mất CCCD).
- Mục (4): Ghi “có” hoặc “không” nếu có yêu cầu cấp giấy xác nhận thay đổi từ CMND sang thẻ Căn cước công dân