Lò phản ứng hạt nhân Natrium mới được thiết kế nhỏ gọn hơn, tiết kiệm chi phí hơn và thân thiện với môi trường hơn so với các lò trước đây vì nó không thải ra CO₂. Ngoài ra, lò này còn có khả năng cung cấp nhiệt cho ngành công nghiệp.
Dự án này cũng giải quyết phần nào vấn đề việc làm tại địa phương khi nhà máy đi vào hoạt động. Theo TerraPower, Natrium là “dự án lò phản ứng hạt nhân tiên tiến đầu tiên đang được xây dựng ở Tây bán cầu”. Sau khi hoàn thành, dự án dự kiến sản xuất 345 megawatt điện và có thể mở rộng lên tới 500 megawatt, đủ để cung cấp năng lượng cho 400.000 ngôi nhà tại bang Wyoming, phục vụ hơn 576.000 dân cư.
Bill Gates phát biểu trong buổi lễ khởi công.
Phối cảnh của nhà máy điện Natrium.
Nhà máy điện hạt nhân này khác biệt với các nguồn năng lượng tái tạo bởi khả năng cung cấp điện liên tục với mức công suất tối thiểu cần thiết cho lưới điện. Điều này không chỉ duy trì ổn định của lưới điện mà còn đáp ứng nhu cầu năng lượng ổn định của Mỹ. Điều này được thực hiện nhờ hệ thống lưu trữ nhiệt và nhiệt lượng, có thể sử dụng để sản xuất hơi nước theo yêu cầu, giúp lò hoạt động liên tục với công suất không thay đổi.
Thông thường, các lò phản ứng tiên tiến sử dụng chất làm mát không phải là nước, như là kim loại lỏng (như natri hoặc chì) hoặc thậm chí muối nóng chảy. Điều này cho phép chúng hoạt động ở nhiệt độ cao hơn để tăng hiệu suất tổng thể và áp suất thấp hơn, từ đó giảm nguy cơ giải phóng chất độc đột ngột.
Cơ chế hoạt động của nhà máy là như sau: Phản ứng phân hạch hạt nhân diễn ra trong các cụm nhiên liệu, giải phóng nhiệt. Nhiệt từ lõi lò được làm mát bằng natri lỏng - chất lưu thông tuần hoàn trong thùng lò phản ứng. Natri sau khi được đun nóng sẽ chuyển năng lượng sang chu trình thứ cấp, từ đó tạo ra hơi nước để quay các tua-bin kết nối với máy phát điện và sản xuất điện.
Nhà máy điện truyền thống Sequoyah, bang Tennessee.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn ưa chuộng các lò phản ứng lớn làm mát bằng nước truyền thống (LWR), mặc dù công nghệ này đã lỗi thời từ hàng chục năm trước. Chủ tịch NRC, Chris Levesque, nhận thấy ngành điện hạt nhân tại Mỹ hiện không mặn mà với sự đổi mới, nhưng đã đến lúc phải thay đổi với sự dẫn đầu của TerraPower.
Ban đầu, dự án yêu cầu khoảng 1.600 công nhân để hoàn thành nhà máy trong 5 năm tới. Sau đó, sẽ cần khoảng 250 người để vận hành mỗi ngày khi nhà máy đi vào hoạt động. Chi phí xây dựng lò phản ứng hạt nhân Natrium mới được ước tính là 4 tỷ USD, với một nửa ngân sách do Bộ Năng lượng Mỹ chi trả.
Theo EH.