Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học lớp 4 với đáp án cập nhật mới nhất
Câu 1. Nội dung nào dưới đây là không chính xác?
A. Nước có thể thấm qua một số loại vật liệu.
B. Con người chỉ cần thức ăn để duy trì sự sống.
C. Nước không có hình dạng cố định mà thay đổi theo hình dạng của vật chứa.
D. Giấy vệ sinh hoặc vải bông có thể dùng để thấm nước.
Câu 2. Phát biểu nào là chính xác?
A. Hiện tượng nóng chảy là khi nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
B. Hiện tượng ngưng tụ là khi nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
C. Hiện tượng đông đặc là khi nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
D. Hiện tượng bay hơi là khi nước chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
Câu 3. Việc làm nào dưới đây không gây ô nhiễm nguồn nước?
A. Vứt rác bừa bãi xuống ao hồ.
B. Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong nông nghiệp.
C. Xả nước thải chưa qua xử lý từ các nhà máy xuống sông, biển.
D. Dùng xe đạp làm phương tiện di chuyển.
Câu 4. Phát biểu nào về cách làm sạch nước là đúng?
A. Lọc nước để loại bỏ vi khuẩn.
B. Đun sôi nước để loại bỏ chất không tan.
C. Lọc nước để loại bỏ chất không tan.
D. Khử trùng nước có ít vi khuẩn.
Câu 5. Câu nào giải thích hiện tượng nhiều giọt nước nhỏ bám trên mặt ngoài của cốc nước đá khi để ngoài không khí?
A. Nước có thể thấm qua cốc thủy tinh.
B. Nước trong cốc có thể bay hơi và ngưng tụ trên thành cốc.
C. Hơi nước trong không khí gặp lạnh trên thành cốc sẽ ngưng tụ thành nước.
D. Cốc nước bị nứt làm cho nước thấm ra ngoài thành cốc.
Câu 6. Không khí có vai trò gì?
A. Duy trì sự cháy.
B. Duy trì sự sống.
C. Duy trì hoạt động sống.
D. Duy trì cả sự cháy và sự sống.
Câu 7. Ánh sáng truyền qua không khí theo đường nào?
A. Đường thẳng.
B. Đường gấp khúc.
C. Đường cong.
D. Đường tròn.
Câu 8. Không khí có các tính chất gì?
A. Trong suốt.
B. Không màu, không mùi, không vị.
C. Không có hình dạng cố định.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9. Âm thanh truyền qua môi trường như thế nào?
A. Chậm hơn trong chất lỏng so với chất rắn.
B. Nhanh hơn trong chất rắn so với chất lỏng.
C. Chậm hơn trong chất khí so với chất lỏng.
D. Chậm hơn trong chất khí so với chất rắn.
Câu 10. Phần lớn thực vật sống trong khoảng nhiệt độ nào?
A. 0 oC đến 30 oC.
B. 0 oC đến 50 oC.
C. 0 oC đến 40 oC.
D. 0 oC đến 60 oC.
Câu 11. Ánh sáng truyền qua vật nào dưới đây?
A. Bảng gỗ.
B. Bảng kim loại.
C. Kính cận.
D. Bảng nhựa đen.
Câu 12. Động vật trao đổi chất với môi trường như thế nào?
A. Nhận thức ăn, nước và ô-xi.
B. Nhận thức ăn, nước và khí các-bô-níc.
C. Thải chất cặn bã, nước tiểu và ô-xi.
D. Thải khí các-bô-níc, nước tiểu và ô-xi.
Câu 13. Nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể rắn qua hiện tượng nào?
A. Bay hơi.
B. Đông đặc.
C. Nóng chảy.
D. Ngưng tụ.
Câu 14. Nhiệt được truyền như thế nào?
A. Từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.
B. Từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao.
C. Từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 15: Hình dưới đây thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?
A. Nước lan ra khắp mọi phía và thấm qua một số vật liệu.
B. Nước có xu hướng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp.
C. Nước không có hình dạng cố định.
D. Nước có thể hòa tan một số chất.
Câu 16: Nước có thể thấm qua một số chất như vải, giấy, nhưng không thấm qua nilon hoặc một số chất khác. Tính chất này có thể ứng dụng trong việc gì?
A. Sản xuất giấy ăn.
B. Làm quần áo bằng vải.
C. Làm áo mưa.
D. Cả A và B.
Câu 17: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
'…..chiếm phần lớn cơ thể sinh vật'
A. Thức ăn.
B. Không khí.
C. Nước ngọt.
D. Nước.
Câu 18: Nước có thể dùng để làm gì?
A. Tắm, gội.
B. Giặt quần áo.
C. Khai thác và cung cấp điện năng.
D. Cả A, B và C.
Câu 19: Người ta thường xây mái nhà với hình dạng như sau để nước mưa dễ thoát. Hãy cho biết việc làm này dựa vào tính chất nào của nước?
A. Nước chảy từ thấp lên cao.
B. Nước chảy từ cao xuống thấp.
C. Nước có thể đọng lại trên mái nhà.
D. Không dựa vào bất kỳ tính chất nào.
Câu 20: Nước có vị gì?
A. Hơi ngọt.
B. Hơi mặn.
C. Không vị.
D. Hơi chua.
Câu 21: Người ta làm ruộng bậc thang để tránh đọng nước quá nhiều trên ruộng. Việc này ứng dụng tính chất nào của nước?
A. Nước chảy từ trên xuống dưới và lan ra khắp mọi phía.
B. Tính chất hòa tan của nước.
C. Tính thấm của nước.
D. Hình dạng của nước.
Câu 22: Vật nào không cho ánh sáng truyền qua?
A. Ly thủy tinh.
B. Nước sạch.
C. Không khí.
D. Miếng sắt.
Câu 23: Đâu là vật phát sáng?
A. Mặt trời.
B. Mặt trăng.
C. Cây cối.
D. Tất cả các loài động vật.
Câu 24: Vào buổi tối, vật nào dưới đây được coi là được chiếu sáng?
A. Cái bàn.
B. Cây nến.
C. Đèn điện.
D. Con đom đóm.
Câu 25: Vật có bóng khi nào?
A. Khi đó là vật cản sáng.
B. Khi đó là vật cho ánh sáng truyền qua.
C. Khi đó là vật phát sáng.
D. Khi đó là vật không có ánh sáng truyền qua.
Câu 26: Trong các thực phẩm dưới đây, nhóm thực phẩm nào chứa nhiều protein nhất?
A. Cá, trứng, sữa, thịt, hải sản, đậu nành.
B. Cơm, bánh mỳ, khoai, sắn.
C. Bơ, lạc, dầu dừa, cá hồi.
D. Sữa, hoa quả, rau xanh, cà rốt.
Câu 27: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào có hàm lượng calo cao nhất?
A. Rau xanh.
B. Ức gà.
C. Cơm.
D. Cá chép.
Câu 28: Vai trò của chất dinh dưỡng chính trong cá chép đối với cơ thể là gì?
A. Giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
B. Thành phần cấu tạo cơ thể.
C. Cung cấp năng lượng.
D. Hòa tan các vitamin.
Câu 29: Trong các thực phẩm dưới đây, nhóm thực phẩm nào chứa nhiều chất béo nhất?
A. Sữa, rau dền, khoai tây, hàu, trứng.
B. Cơm, bánh mỳ, khoai, sắn.
C. Bơ, lạc, dầu dừa, cá hồi.
D. Sữa, hoa quả, rau xanh, cà rốt.
Câu 30: Thiếu hụt lượng ............. cần thiết có thể làm cơ thể dễ mắc bệnh còi xương và chậm phát triển.
A. Chất đạm
B. Chất béo
C. Chất bột đường
D. Chất khoáng
Câu 31: Trong các thực phẩm dưới đây, nhóm nào chứa nhiều vitamin nhất?
A. Sữa, rau dền, khoai tây, hàu, trứng.
B. Cơm, bánh mỳ, khoai, sắn.
C. Bơ, lạc, dầu dừa, cá hồi.
D. Sữa, hoa quả, rau xanh, cà rốt.
Câu 32: Nhóm thực phẩm nào cung cấp nhiều năng lượng nhất?
A. Chất béo
B. Chất bột đường
C. Chất đạm
D. Tất cả A, B, C
Câu 33: Vai trò của chất dinh dưỡng chính trong cơm đối với cơ thể là gì?
A. Giúp cơ thể phòng bệnh.
B. Thành phần cấu tạo cơ thể.
C. Cung cấp năng lượng.
D. Hòa tan vitamin.
Câu 34: Nhóm thực phẩm nào dưới đây chứa nhiều tinh bột nhất?
A. Cá, trứng, sữa, thịt, hải sản, đậu nành.
B. Cơm, bánh mỳ, khoai, sắn.
C. Bơ, lạc, dầu dừa, cá hồi.
D. Sữa, hoa quả, rau xanh, cà rốt.
Câu 35: Vai trò chính của chất dinh dưỡng trong rau đối với cơ thể là gì?
A. Giúp cơ thể phòng bệnh.
B. Thành phần cấu tạo cơ thể.
C. Cung cấp năng lượng.
D. Hòa tan vitamin.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: C
Câu 5: C
Câu 6: D
Câu 7: A