Mytour xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 với đáp án mới nhất. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến thông tin giá trị cho bạn đọc.1. Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 theo chương trình Kết nối tri thức - Đề 1
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Biên độ nhiệt độ năm lớn nhất ở
A. xích đạo.
B. chí tuyến.
C. vòng cực.
D. cực.
Câu 2. Càng về vĩ độ cao
A. nhiệt độ trung bình năm càng lớn.
B. biên độ nhiệt độ của năm càng cao.
C. góc chiếu của tia mặt trời càng lớn.
D. thời gian có sự chiếu sáng càng dài.
Câu 3. Loại gió nào sau đây có tính chất khô?
A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió mùa.
D. Gió biển, đất.
Câu 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là
A. khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng.
B. khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.
C. khí áp, frông, gió, địa hình, sông ngòi.
D. khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật.
Câu 5. Cửa sông là nơi dòng sông chính
A. xuất phát chảy ra biển.
B. tiếp nhận các sông nhánh.
C. đổ ra biển hoặc các hồ.
D. phân nước cho sông phụ.
Câu 6. Băng tuyết khá phổ biến ở vùng
A. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.
B. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.
C. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.
D. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.
Câu 7. Độ muối trung bình của đại dương là
A. 32‰.
B. 34‰.
C. 35‰.
D. 33‰.
Câu 8. Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm đến quá trình hình thành đất là
A. phong hoá đá để hình thành đất.
B. làm cho đất ẩm và tơi xốp hơn.
C. cung cấp nhiệt độ và độ ẩm cho đất.
D. phá huỷ đá gốc về mặt vật lí và hoá học.
Câu 9. Đất có tuổi già nhất là ở vùng
A. nhiệt đới và cận nhiệt.
B. ôn đới và hàn đới.
C. cận nhiệt và ôn đới.
D. nhiệt đới và ôn đới.
Câu 10. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới ôn hoà?
A. Xavan.
B. Rừng xích đạo.
C. Rừng nhiệt đới.
D. Rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 11. Yếu tố nào sau đây tạo nên các vành đai phân bố thực vật?
A. Độ cao.
B. Hướng nghiêng.
C. Độ dốc.
D. Hướng sườn.
Câu 12. Phạm vi phân bố của lớp vỏ địa lí là
A. giới hạn dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại Dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.
B. từ giới hạn dưới của tầng ôdôn xuống đến hết tầng đá badan chỗ tiếp giáp với lớp Manti.
C. từ bề mặt Trái Đất đến hết tầng bình lưu và xuống đến tầng đá badan chỗ tiếp giáp với Manti.
D. từ phía bên trên của bề Trái Đất đến nơi tiếp giáp với lớp Manti và phía trên của các tầng đá.
Câu 13. Các đới gió trên Trái Đất từ Xích đạo về cực theo thứ tự nào sau đây?
A. Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
B. Gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch.
C. Gió Đông cực, gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới.
D. Gió Mậu dịch, gió Đông cực, gió Tây ôn đới.
Câu 14. Theo hướng từ cực về xích đạo, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự nào sau đây?
A. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng.
B. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm.
C. Đài nguyên, rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm.
D. Đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá kim, rừng lá rộng.
Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng về tính chất của các khối khí?
A. Khối khí cực rất lạnh.
B. Khối khí chí tuyến rất nóng.
C. Khối khí xích đạo nóng ẩm.
D. Khối khí ôn đới lạnh khô.
Câu 16. Khi một khối không khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh, ở chỗ tiếp xúc sẽ hình thành
A. frông lạnh.
B. frông nóng.
C. khu áp cao.
D. dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 17. Sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thường có nhiều nước nhất vào các mùa
A. xuân và hạ.
B. hạ và thu.
C. đông và xuân.
D. thu và đông.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không phải của sóng thần?
A. Lan truyền phương ngang và tốc độ lớn.
B. Khi vào đến bờ biển có thể cao hơn 20m.
C. Hình thành do hoạt động của con người.
D. Một dạng thảm hoạ thiên nhiên tàn khốc.
Câu 19. Dòng biển nóng có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiệt độ nước cao hơn 00C và tự di chuyển trên biển.
B. Nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
C. Vào mùa hạ chạy từ khu vực vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
D. Nhiệt độ nước cao hơn 300C và có thể gây cháy rừng.
Câu 20. Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là
A. làm đá gốc bị phá huỷ.
B. cung cấp chất hữu cơ.
C. cung cấp chất vô cơ.
D. tạo các vành đai đất.
Câu 21. Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.
B. Tầng đất dày, nghèo chất dinh dưỡng, ẩm tốt.
C. Tầng đất mỏng, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.
D. Tầng đất mỏng, thiếu ẩm, tính chất vật lí tốt.
Câu 22. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của lớp vỏ địa lí?
A. Tầng badan chỉ có ở vỏ Trái Đất ở đại dương và vỏ địa lí ở lục địa.
B. Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu.
C. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau.
D. Lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa.
Câu 23. Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến chế độ nước sông?
A. Địa thể và thực vật.
B. Chế độ mưa và nhiệt độ.
C. Thực vật và hồ đầm.
D. Nước ngầm và hồ đầm.
Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng với các quy luật địa lí chung của Trái Đất?
A. Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời với nhau.
B. Các quy luật địa đới và phi địa đới không có tác động riêng rẽ.
C. Mỗi quy luật có vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể.
D. Mỗi quy luật chi phối mạnh tất cả các hướng phát triển tự nhiên.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế-xã hội.
Câu 2 (2,5 điểm). Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất. Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.
2. Chi tiết đáp án
I. Câu hỏi trắc nghiệm
1D | 2B | 3B | 4B | 5C | 6C | 7C | 8D |
9A | 10D | 11A | 12A | 13A | 14B | 15D | 16B |
17B | 18C | 19B | 20B | 21A | 22A | 23B | 24D |
II. BÀI TỰ LUẬN
Câu 1:
Biển và đại dương đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại.
- Biển và đại dương cung cấp nhiều nguồn tài nguyên quý báu như: sinh vật biển, khoáng sản biển (dầu, khí tự nhiên, muối biển, ...), năng lượng từ sóng và thuỷ triều, ...
- Biển và đại dương là nền tảng cho nhiều hoạt động kinh tế và xã hội, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông hàng hải, du lịch biển, ...
- Biển và đại dương giúp điều hoà khí hậu và duy trì sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, tài nguyên biển có giới hạn và dễ bị tổn thương, nên việc khai thác cần được thực hiện một cách hợp lý và bền vững.
Câu 2:
* Nguyên nhân thay đổi khí áp
- Khí áp biến đổi theo nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng, không khí giãn nở, làm giảm tỉ trọng và khí áp; ngược lại, khi nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng và khí áp tăng.
- Khí áp thay đổi theo độ cao: khi lên cao, không khí trở nên loãng hơn, giảm sức nén và làm giảm khí áp.
- Khí áp cũng thay đổi theo độ ẩm: không khí ẩm nhẹ hơn không khí khô, dẫn đến giảm khí áp; ngược lại, không khí khô nặng hơn, làm tăng khí áp.
- Thêm vào đó, khí áp còn bị ảnh hưởng bởi thành phần của không khí.
* Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất
- Các đai khí áp cao và thấp trên Trái Đất được phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp ở xích đạo.
- Ở khu vực Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh mẽ, thay thế không khí khô, làm giảm sức nén và tạo ra đai áp thấp xích đạo (nguyên nhân do nhiệt lực).
- Không khí từ Xích đạo bốc lên, di chuyển về khu vực chí tuyến và hạ xuống, làm tăng sức nén và tạo ra các đai áp cao chí tuyến (nguyên nhân do động lực).
- Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, nhiệt độ cực kỳ thấp làm tăng sức nén không khí, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân do nhiệt lực).
- Từ các đai áp cao chí tuyến và cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, hội tụ và bốc lên, làm giảm sức nén không khí và hình thành các đai áp thấp ôn đới (nguyên nhân do động lực).
Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị phân chia thành những khu vực khí áp riêng biệt do sự kết hợp không đều giữa lục địa và đại dương.