Đề, bồ đề | |
---|---|
Lá và thân cây bồ đề. Lưu ý hình dạng đặc biệt của lá. | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Rosales |
Họ (familia) | Moraceae |
Chi (genus) | Ficus |
Loài (species) | F. religiosa |
Danh pháp hai phần | |
Ficus religiosa | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Bồ đề hay còn gọi cây đề, cây giác ngộ (danh pháp khoa học: Ficus religiosa) là một loài cây thuộc chi Đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương, về phía đông tới Việt Nam. Nó là một loài cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa, cao tới 30 m và đường kính thân tới 3 m.
Lá của chúng có hình trái tim với phần chóp kéo dài đặc biệt; các lá dài 10–17 cm và rộng 8–12 cm, với cuống lá dài 6–10 cm. Quả của cây bồ đề là loại quả nhỏ giống quả vả đường kính 1-1,5 cm có màu xanh lục điểm tía.
Tín ngưỡng, tôn giáo
Cây Bồ-đề được gọi trong một số ngôn ngữ khác là cây Bo, Pipul hay Aśvattha, Assattha (tiếng Pali). Từ Aśvattha là tiếng Phạn; Śvaḥ có nghĩa là 'ngày mai', a chỉ sự phủ nhận, và tha có nghĩa là 'người hay vật dừng lại hay tồn tại'. Nhà triết học nổi danh thuộc hệ phái Advaitavedānta (Bất nhị phệ-đà) là Śaṅkara diễn giải tên gọi này là 'Người hay vật không thể tồn tại giống như thế vào ngày mai', cũng giống như toàn thể vũ trụ.
Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi những người theo Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ.
Hiện tại người ta có thể chiêm ngưỡng một cây Bồ-đề rất lớn tại chùa Đại Bồ-đề (Mahābodhi) tại Bồ-đề đạo trường (Bodhgayā), khoảng 96 km (60 dặm) từ Patna thuộc bang Bihar) của Ấn Độ. Đây là con của cây Bồ-đề mà ngày xưa Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngồi thiền định 49 ngày sau khi thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Cây này là điểm dừng chân của những người hành hương, là tụ điểm quan trọng nhất trong bốn khu vực thiêng liêng đối với những người theo đạo Phật.
Cây Bồ-đề thời Phật thành Đạo đã bị vua Bengal là Śaṣaṅka phá hủy hồi thế kỉ thứ 7. Cây con được trồng kế nó cũng bị bão thổi trốc gốc năm 1876. Cây con ngày nay được lấy từ một nhánh của cây Bồ-đề gốc được vua A-dục tặng vua Tích Lan vào khoảng 288 TCN. Nó mang tên Śrī Mahā ('điềm lành và to lớn'). Ngày nay, tại cố đô Anurādhapura của Tích Lan (Sri Lanka), cây Bồ-đề đó vẫn còn xanh tốt và thời điểm trồng này làm cho nó trở thành cây già nhất trong số các thực vật có hoa có thể kiểm chứng được tuổi.
Trong văn học
'Cây bồ đề, cây bồ đề' chỉ những người đã có danh tiếng nổi tiếng.
Các tên gọi trong các ngôn ngữ khác nhau
- Tiếng Việt — bồ-đề
- Tiếng Kannada — araLi mara ಅರಳಿ ಮರ
- Tiếng Malayalam — അരയാല് arayaal
- Tiếng Tamil — அரசு, அரச மரம் arasa maram (Chữ 'king' hoặc 'cây của vua'; arasu hoặc arasan trong tiếng Tamil có nghĩa là 'vua')
- Tiếng Telugu — రావి చెట్టు raavi chettu
- Tiếng Bengal — অশ্বথ, i.e. ashwath, পিপুল, i.e. pipul
- Tiếng Bhojpuri — pippar
- Tiếng Gujarati — પિપળો (pipdo)
- Tiếng Hindi - Peepal - पीपल
- Tiếng Konkani — pimpalla rook/jhadd
- Tiếng Mahal — އަޝްވަތި ގަސް (aśvati gas)
- Tiếng Maithili (मैथिली) — पीपर (peepar)
- Tiếng Marathi — पिंपळ pimpaL (trong đó L là ví dụ Nagold)
- Tiếng Nepal (नेपाली) — पीपल (peepal hoặc pipal)
- Tiếng Odia — ଅଶ୍ୱତ୍ଥ (ashwatth)
- Tiếng Pali — assattha; rukkha
- Tiếng Punjab — Pippal - ਪਿੱਪਲ/ پپل
- Tiếng Phạn — अश्वत्थः aśvatthaḥ vṛksha, pippala vṛksha (vṛksha có nghĩa là 'cây')
- Tiếng Sinhala — ඇසතු esathu
- Tiếng Urdu — peepal پیپل
- Tiếng Nhật — 印度菩提樹 (Indo bodaiju, 印度菩提樹)
- Tiếng Triều Tiên —보리수 (bolisu); 菩提樹
- Tiếng Tây Ban Nha Cuba - alamo
- Tiếng Tagalog - ballete
- Tiếng Miến Điện — ဗောဓိညောင်ပင် (Bodhi nyaung pin), ဗောဓိပင် (Bodhi pin)
- Tiếng Hoa — 菩提樹 (pútíshù, cây bồ đề)
- Tiếng Thái — โพธิ์ (pho)
Hình ảnh
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Đài Bắc: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Liên kết bên ngoài
Bằng tiếng Anh: