1. Sự Quan Trọng Của Việc Tiêm Chủng Ở Trẻ
Các Bệnh Do Vi Sinh Vật Gây Ra Chiếm Đa Số Trong Các Bệnh Mà Con Người Gặp Phải, Đa Dạng Và Phức Tạp Do Có Nhiều Chủng Vi Sinh Vật Gây Bệnh Với Đặc Điểm Sinh Tồn, Phát Triển Khác Nhau. Trong Đó, Virus Là Nguyên Nhân Gây Ra Nhiều Bệnh Lý Cấp Tính Nguy Hiểm, Khó Điều Trị Do Khả Năng Khỏi Bệnh Phụ Thuộc Phần Lớn Vào Hệ Miễn Dịch.
Trẻ Em Cần Được Tiêm Phòng Nhiều Loại Vắc Xin
Với Các Bệnh Do Virus Gây Ra, Các Phương Pháp Điều Trị Chỉ Có Tác Dụng Hỗ Trợ, Tăng Cường Hoạt Động Của Hệ Miễn Dịch. Khi Hệ Miễn Dịch Sản Xuất Được Kháng Thể Chống Kháng Nguyên Trên Bề Mặt Virus, Virus Sẽ Nhanh Chóng Bị Tiêu Diệt Và Không Còn Khả Năng Gây Bệnh. Tuy Nhiên, Cơ Thể Cần Một Khoảng Thời Gian Nhất Định Để Hình Thành Kháng Thể.
Ở Các Đối Tượng Bị Suy Giảm Miễn Dịch Hoặc Hệ Miễn Dịch Yếu, Quá Trình Tạo Kháng Thể Này Thường Diễn Ra Lâu Hơn. Vì Thế Nguy Cơ Virus Nhân Lên, Bệnh Tiến Triển Nặng Gây Biến Chứng Nguy Hiểm Cho Sức Khỏe Là Rất Cao.
Phát Triển Ra Vắc Xin Là Thành Tựu To Lớn Của Y Học, Giúp Con Người Phòng Ngừa Bệnh Chủ Động Nhờ Vào Hoạt Động Của Hệ Miễn Dịch. Việc Tiêm Vắc Xin Được Thực Hiện Chủ Yếu Ở Trẻ Em Do Trẻ Có Hệ Miễn Dịch Yếu, Dễ Mắc Bệnh Truyền Nhiễm Và Nguy Cơ Biến Chứng Cao. Hầu Hết Loại Vắc Xin Khi Tiêm Đủ Liều Ở Trẻ Em Sẽ Tạo Kháng Thể Suốt Đời Giúp Chống Lại Bệnh.
Tiêm Vắc Xin Giúp Tạo Kháng Thể Chủ Động Chống Bệnh
2. Phải Chuẩn Bị Những Gì Trước Khi Đưa Trẻ Đi Tiêm Chủng? Cha Mẹ Đã Biết Chưa?
Chuẩn Bị Tốt Cho Trẻ Trước Khi Đi Tiêm Chủng Mang Lại Nhiều Lợi Ích Bao Gồm: Giảm Phản Ứng Và Nguy Cơ Sốc Phản Vệ Nguy Hiểm Sau Khi Tiêm Chủng, Tăng Cường Hiệu Quả Tiêm Phòng Bằng Việc Tạo Kháng Thể Tốt Hơn, Giúp Trẻ Có Tâm Lý Tốt Và Tiêm Phòng Diễn Ra Nhanh Chóng Hơn.
Vậy Phải Chuẩn Bị Những Gì Trước Khi Đưa Trẻ Đi Tiêm Chủng Để Đạt Được Những Mục Tiêu Này? Cha Mẹ Và Người Chăm Sóc Cần Lưu Ý Chuẩn Bị Những Điều Sau Trước Khi Đưa Trẻ Đi Tiêm Chủng:
2.1. Theo Dõi Tình Trạng Sức Khỏe Của Trẻ
Để đạt hiệu quả tốt nhất khi tiêm vắc xin và đảm bảo an toàn sau tiêm, trẻ cần ở trong tình trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý hoặc tình trạng như sau:
-
Sốt trung bình hoặc cao trong 3 ngày gần đây, đặc biệt là sốt ngay trước khi tiêm vắc xin.
-
Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý khác đang điều trị.
-
Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, có biểu hiện mệt mỏi, sổ mũi, tiêu chảy, sốt cao, hoặc ho,…
-
Trẻ mắc bệnh dị ứng hoặc bệnh gây suy giảm miễn dịch.
Nếu trẻ đang sốt, cần hoãn lịch tiêm chủng
Nếu tình trạng sức khỏe của trẻ không đảm bảo, nên hoãn lịch tiêm chủng để đảm bảo trẻ đang trong trạng thái tốt nhất. Nếu cha mẹ không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của trẻ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
2.2. Ghi nhớ các thông tin về sức khỏe của trẻ
Thông tin về sức khỏe của trẻ giúp bác sĩ quyết định liệu trẻ có nên tiêm vắc xin hay không và nếu có thì cần lưu ý gì, có cần lùi thời gian hay không. Dưới đây là những điều cần ghi nhớ về sức khỏe của trẻ mà cha mẹ cần lưu ý:
-
Các loại thuốc đang hoặc đã sử dụng trong vòng 2 tuần gần đây vì một số thuốc có thể tương tác, ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin.
-
Trẻ có dị ứng hoặc từng phản ứng quá mẫn với một số loại thuốc, thức ăn hoặc sau khi tiêm ở lần trước. Thông tin này giúp bác sĩ lựa chọn vắc xin và theo dõi chặt chẽ hơn sau tiêm phòng để ngăn chặn biến chứng.
2.3. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho trẻ trước khi tiêm phòng
Hầu hết các phụ huynh trước khi đưa trẻ đi tiêm đều có câu hỏi, trẻ có nên ăn trước khi tiêm không, nếu có thì nên ăn uống gì và trong mức độ nào? Thực tế, trước khi tiêm, trẻ vẫn có thể ăn như bình thường. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến nghị, trẻ không nên ăn quá no hoặc quá đói để tránh tình trạng hạ đường huyết.
Hãy đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng sau khi tiêm chủng
Nếu trẻ đang được nuôi bằng sữa mẹ, người mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để cung cấp sữa tốt nhất cho trẻ, giúp bảo vệ cả hai khỏi nguy cơ mắc bệnh.
2.4. Đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Mặc dù việc tiêm chủng chỉ đòi hỏi một mũi tiêm nhỏ được chọc vào dưới da của cánh tay, thường không gây ra tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, vết thương nhỏ này vẫn có thể bị nhiễm trùng từ vi khuẩn tự nhiên hoặc từ vật dụng tiếp xúc.
Để giảm nguy cơ này, trẻ cần thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, và mặc trang phục đơn giản và dễ chuyển động.
3. Cách theo dõi trẻ sau khi tiêm phòng là gì?
Sau khi tiêm phòng, trẻ nên ở lại cơ sở tiêm phòng ít nhất 30 phút. Những trường hợp trẻ có triệu chứng lạ hoặc tình trạng sức khỏe không tốt nhưng vẫn phải tiêm phòng cần được theo dõi y tế một cách nghiêm ngặt.
Cơ sở tiêm phòng cần có đủ nhân lực và thiết bị kỹ thuật để cấp cứu nhanh chóng và hiệu quả đối với các trường hợp sốc sau tiêm. Vì vậy, cha mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế tốt, có đầy đủ dịch vụ, trong đó có cấp cứu tốt cho trẻ khi gặp phải tình trạng sốc phản vệ sau tiêm nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ.
Sau khi tiêm, hầu hết trẻ sẽ gặp một số phản ứng như chảy máu nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm, nhưng điều này sẽ mất đi sau vài ngày. Ngoài ra, trẻ cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy,... cần được theo dõi chặt chẽ và đưa trẻ đi kiểm tra y tế nếu những triệu chứng này không giảm sau một thời gian dài.
Sau khi tiêm chủng, trẻ cần ở lại cơ sở y tế từ 15 đến 30 phút để được theo dõi
Chuẩn bị trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng là một vấn đề mà tất cả cha mẹ đều cần biết, nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ và hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất.