Trẻ sơ sinh thường gặp vấn đề về ngạt mũi, sổ mũi hoặc khó thở do dịch nhầy tích tụ trong xoang mũi và miệng. Để giúp con thoải mái hơn, bố mẹ cần sử dụng các dụng cụ hút mũi cho bé. Để biết số lần nên hút mũi cho trẻ sơ sinh mỗi ngày là bao nhiêu, mời bạn đọc qua bài viết này.
Khi nào thì nên hút mũi cho trẻ?
Khi cơ thể bé gặp các vấn đề về hô hấp, chất nhầy sẽ tự tiết ra khoang mũi để loại bỏ vi khuẩn. Khi tình trạng này nghiêm trọng hơn, chất nhầy sẽ tập trung dày đặc gây khó chịu cho bé, dẫn đến ngạt mũi, sổ mũi và khó thở, lúc này bố mẹ cần hút mũi cho bé.
Hút mũi nên thực hiện đối với các bé chưa biết tự hỉ mũi hoặc khạc đờm ra ngoài cơ thể. Đối với các bé lớn có thể tự làm được mà không cần hút mũi. Đồng thời, hút mũi còn quan trọng đối với các bé mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản,...
Tuy nhiên, bạn nên chỉ thực hiện hút mũi cho bé khi được chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nếu không biết cách hút có thể gây tổn thương, xuất huyết và chảy máu trong vùng niêm mạc.
Khi nào thì nên hút mũi cho trẻ?
Số lần hút mũi cho trẻ trong một ngày
Nếu hút mũi quá nhiều sẽ làm cho mũi và họng của bé trở nên khô và gây tổn thương cho vùng niêm mạc. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm cho tình trạng của trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, tần suất hút mũi cho bé chỉ từ 1 đến 2 lần mỗi tuần là phù hợp.
Tần suất hút mũi cho bé chỉ cần từ 1 đến 2 lần mỗi tuần
Các phương pháp hút mũi bằng dụng cụ vệ sinh cho trẻ sơ sinh
Với dụng cụ hút mũi dạng bóp, sau khi mua bạn cần tháo ra và rửa sạch bằng nước ấm. Sau đó, ôm bé vào lòng và nhẹ nhàng đặt vòi vào mũi bé. Bóp nhẹ phần ống để hút chất dịch từ bên trong mũi ra, tránh làm đau bé.
Dụng cụ hút mũi Pigeon với vòi hút K559
Dụng cụ hút mũi dạng dây sẽ có một đầu gắn vào mũi và một đầu đặt trong miệng để hút. Trước khi hút, bạn nên nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi bé. Sau đó, đưa đầu có silicon vào mũi bé, đầu còn lại bạn ngậm trong miệng và hút chậm, nhẹ để chất nhầy chảy vào hộp nhựa.
Dụng cụ hút mũi PIYOPIYO PY830113 dạng dây
Những điều cần lưu ý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh
4.1 Hãy hạn chế việc sử dụng nước muối sinh lý quá mức khi hút mũi cho bé
Bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý 1 - 2 lần trước khi hút mũi cho bé. Nếu sử dụng quá nhiều, nước muối sinh lý có thể làm mất các chất nhầy tự nhiên trong mũi và họng, dẫn đến vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nên vấn đề nghiêm trọng hơn cho hệ hô hấp của bé.
Hãy hạn chế việc sử dụng nước muối sinh lý quá mức khi hút mũi cho bé
4.2 Chọn các dụng cụ hút mũi an toàn và vệ sinh
Sử dụng các dụng cụ hút mũi đáng tin cậy sẽ giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bé. Không nên dùng miệng để hút mũi mà thay vào đó hãy sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, tránh trường hợp lây nhiễm từ mẹ sang con.
Dụng cụ hút mũi KuKu KU5373A dạng bóp
4.3 Vệ sinh dụng cụ một cách vô trùng
Trước khi hút mũi cho bé, hãy làm sạch và khử trùng dụng cụ bằng nước ấm. Đồng thời, hãy vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay để bảo vệ bé. Đừng để dụng cụ hút mũi gần nơi có nhiệt độ cao như bếp hoặc dưới ánh nắng mặt trời.
Trước khi hút mũi cho bé, hãy khử trùng các dụng cụ bằng nước ấm.
4.4 Hút mũi một cách nhẹ nhàng và đúng cách
Để hút mũi hiệu quả nhất cho bé, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi và tránh làm đau bé. Phương pháp này giúp giảm thiểu tổn thương trực tiếp lên niêm mạc mũi, giảm sưng nề và chảy máu.
Hút mũi một cách nhẹ nhàng và đúng cách
4.5 Khi nào thì nên hút mũi cho bé?
Thời điểm thích hợp để hút mũi cho bé là trước khi ăn và khi bé còn thức. Việc này giúp bé tránh cảm giác khó chịu, nôn mửa, mệt mỏi khiến bé từ chối ăn.
Nên hút mũi cho bé trước khi ăn và khi bé còn thức