Body shaming là gì? Body shaming có lẽ vẫn còn là một khái niệm xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, 'người bạn' này đã tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta từ rất lâu. Gây ra những căng thẳng, lo lắng và tác động tiêu cực cho không ít người.
Vậy body shaming là gì và làm thế nào chúng ta 'tình cờ' trở thành nạn nhân của body shaming?
Body shaming – việc phê phán hình thể là việc sử dụng từ ngữ hoặc hành động để phê bình, chê bai về hình thể của người khác. Hành vi này khiến cho người bị phê phán cảm thấy xúc phạm hoặc tự ti về cơ thể của mình.
Mục tiêu của body shaming không chỉ dừng lại ở cân nặng của một người. Mà còn là chiều cao, hình dáng, màu da hoặc thậm chí là vẻ ngoài. Điều đó có thể liên quan đến bất kỳ đặc điểm nào trên cơ thể của chúng ta.
Xét về điều đó, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của body shaming – sự miệt thị ngoại hình.
Body shaming tồn tại và ẩn chứa dưới nhiều hình thức khác nhau. Có những hành vi miệt thị trực tiếp có thể “thấy bằng mắt nghe bằng tai” được.
Tuy nhiên, cũng có những hình thức miệt thị gián tiếp, không rõ ràng. Do đó, việc nhận biết miệt thị ngoại hình đôi khi rất khó khăn. “Ốm như si-da”, “mập như heo”,… là những cụm từ miệt thị “phổ biến” mà chúng ta thường nghe qua.
Hành vi miệt thị ngoại hình được cho là bắt nguồn từ thời kỳ cổ đại. Từ thời Hy Lạp cổ đại đến thời Victoria, sự chênh lệch về tài sản giữa tầng lớp giàu và nghèo trở nên ngày càng trầm trọng.
Người giàu không cần phải làm việc vất vả mà vẫn sống sung túc, tận hưởng ẩm thực và thời trang. Ngược lại, người nghèo phải lao động mệt mỏi, đối diện với nghèo đói và bệnh tật.
Đọc thêm: Cách để đạt được tự do tài chính nhanh chóng nhất?
Nữ hoàng Victoria là hình mẫu của vẻ đẹp quý phái trong thời đại cận đại
Chính vì thế, thân hình mũm mĩm, màu da nhạt nhòa trở thành chuẩn mực của vẻ đẹp. Hình ảnh này đại diện cho sự giàu có của tầng lớp thượng lưu. Nữ hoàng Victoria thời đó là biểu tượng của “vẻ đẹp quý tộc”.
Ngược lại, dáng người ốm đói và da nắng cháy bị coi là biểu hiện của nghèo đói. Những người có hình dáng này thường bị trêu chọc, mỉa mai. Và bị xem như là những người thuộc tầng lớp dưới lưng chừng trong xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai diễn ra. Tạo điều kiện cho sự phát triển nền công nghiệp thế giới lên một tầm mới.
Sự xuất hiện của chuỗi sản xuất quy mô lớn dẫn đến sự phát triển và tiêu thụ hàng loạt. Thức ăn không còn là món hiếm nữa mà dần trở nên dư thừa.
Mọi người thuộc mọi tầng lớp đều có thể tiếp cận được nguồn thực phẩm dồi dào này. Do đó, cân nặng không còn là chỉ số của điều kiện kinh tế mà thay vào đó, thân hình săn chắc, thon gọn trở thành một tiêu chuẩn mới của người giàu.
Thân hình to lớn, mập mạp được coi là đặc điểm của tầng lớp kém may mắn về kinh tế và xã hội. Hình ảnh những cô gái béo phì thường đi kèm với những từ ngữ như “lười biếng”, “không có ý thức”, “thiếu kiểm soát”.
“Đêm qua vợ bạn có đe dọa bạn sẽ chết không?”
Dịch vụ mai mối Ashley Madison đã bị chỉ trích về việc miệt thị phụ nữ và phân biệt giới.
Năm 2011, công ty này tung ra hai quảng cáo với hình ảnh của một phụ nữ có kích thước cơ thể lớn và gây tranh cãi với câu hỏi “Đêm qua vợ bạn có đe dọa bạn sẽ chết không?”.
Người phụ nữ mẫu sau đó đã kiện công ty về việc miệt thị ngoại hình và sử dụng hình ảnh của cô mà không có sự cho phép.
Sự phê phán về ngoại hình xảy ra khắp mọi nơi và thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Từ đường phố, bảng quảng cáo, truyền hình, và thậm chí trong gia đình.
Từ việc tự ti tự chê bai bản thân đến việc công kích người khác. Chúng ta có thể đã vô tình bị ai đó phê phán ngoại hình mà không hay biết. Dù với lý do gì, body shaming vẫn là một vấn đề xã hội cần lên án và cần thay đổi.
Người Việt thích đùa, ta thích tạo niềm vui cho người khác và được vui vẻ. Cũng như thường xuyên kết hợp những trò đùa vào lời nói của mình.