Bốn tâm vô lượng (tiếng Phạn: Catvāryapramāṇāni, tiếng Nam Phạn: Catasso appamaññāyo; tiếng Trung: 四無量) là 'bốn trạng thái tâm vô lượng', còn được gọi là Bốn phạm trú (caturbrahmavihāra/四梵住) hay 'bốn cách an trú trong cõi Phạm' hoặc gọi là Bốn vô lượng tâm, tóm tắt là Từ bi hỷ xả, là thuật ngữ chỉ một phương pháp thiền định, nơi hành giả phát triển bốn tâm cao quý. Các tâm vô lượng bao gồm:
- Từ vô lượng (maitry-apramāṇa/metta-appamaññā) còn gọi là tâm từ
- Bi vô lượng (
- Hỉ vô lượng (muditāpramāṇa/muditā-appamaññā) còn gọi là tâm hoan hỉ
- Xả vô lượng (upekṣāpramāṇa/upekkhā-appamaññā) còn gọi là tâm buông xả
Bốn tâm này giúp giải trừ bốn phiền não: sân hận, ganh tị, buồn bực và tham lam. Trong Phật giáo Đại thừa, bốn tâm vô lượng còn được xem là các phẩm chất của Bồ Tát, giúp cứu độ chúng sinh. Thực hành bốn tâm vô lượng, người thiền định sẽ tái sinh ở cõi Thiên (Deva).
Mô tả
Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy về phương pháp thiền định này như sau: 'Có bốn vô lượng. Hỡi các tỉ-khâu, người có tâm từ (bi, hỉ, xả) tràn đầy sẽ tỏa rộng tâm ấy ra bốn phương trời, trên, dưới và xung quanh. Người ấy sẽ chiếu rọi khắp thế giới bằng tâm từ (bi, hỉ, xả), với tâm thức vô biên không sân hận và phiền muộn.'
- Từ vô lượng: Còn gọi là Tâm từ, là tâm tình cảm bình an, lòng bi mẫn khoan dung, trái ngược với sân hận, giận dữ. Tình yêu thương không phân biệt đối xử, dành cho tất cả chúng sinh, giúp tâm ta trở nên dịu dàng, thành thật, có thiện ý, và hành xử đúng mực.
- Bi vô lượng: Bi là sự thương xót, đồng cảm, và thông hiểu, là thuốc chữa cho lòng độc ác, hung dữ. Là động lực làm tâm người trở nên từ bi, chia sẻ và giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn trong cuộc sống, lắng nghe và xoa dịu nỗi đau của họ.
- Hỉ vô lượng: Là sự vui mừng chân thành trước hạnh phúc và thành công của người khác. Là trạng thái bình thản và hạnh phúc của chân tâm, giúp loại bỏ sự ganh ghét và đố kỵ.
- Xả vô lượng: Là tâm buông bỏ, không dính mắc vào bất cứ điều gì. Khi nhận ra và từ bỏ lòng tham, ích kỷ, và kiêu ngạo, tâm ta sẽ được giải thoát khỏi sự ràng buộc của vật chất, không bị ảnh hưởng bởi thành công hay thất bại, giữ vững sự bình an trong mọi hoàn cảnh.
- Phật Quang Đại Từ điển, Phật Quang Đại Từ điển biên tập, Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.
- Từ điển về các học thuyết Đông phương, Bern, 1986.
- Tam giới
- Kinh từ
- Bảy yếu tố giác ngộ
- Chánh niệm