Bồng chanh đỏ (Đỗ Chu) có bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8
Tác giả
1. Tiểu sử
- Đỗ Chu (5/2/1944) tên khai sinh là Chu Bá Bình, quê tại Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Hiện ở Hà Nội.
2. Sự nghiệp
- Đỗ Chu đã tham gia trường bồi dưỡng viết văn Hội Nhà văn Việt Nam khóa II (1965).
- Là một trong những chiến sĩ cao xạ trong quân chủng Phòng không - Không quân trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ cứu nước.
- Bắt đầu viết truyện ngắn từ khi còn là học sinh trường phổ thông trung học Hàn Thuyên (Bắc Ninh).
- 20 tuổi đã nổi tiếng với các tác phẩm ngắn đang rất được nhiều người biết đến như: Thung lũng cò, Hương cỏ mật, Chiến sĩ quân bưu...
- Năm 1975, ông chuyển sang làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện ông là Ủy viên hội đồng văn xuôi của Hội.
3. Tác phẩm tiêu biểu
Tác phẩm đã được xuất bản: Hương cỏ mật
Sơ đồ tư duy của tác giả Đỗ Chu:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Trích Bồng chanh đỏ (1973): Truyện kể về kỷ niệm thời thơ của cậu bé Hoài và anh trai Hiền. Cả hai đều đam mê khám phá về thế giới của các loài chim. Khi phát hiện có một đôi bồng chanh đỏ sống ở đầm sen của làng, Hiền và Hoài thường xuyên ngắm nhìn vẻ đẹp của chúng. Một ngày, Hiền dẫn Hoài ra đầm sen với mục đích bắt đôi bồng chanh đỏ này về. Hiền bắt được một con nhưng lại trả nó về tổ. Trước khi nhập ngũ, Hiền quyết định thả tất cả các chim nuôi về với tự nhiên. Truyện kết thúc với lá thư Hoài viết cho Hiền, kể về việc đôi bồng chanh đỏ đã quay trở về tổ ở đầm sen.
- Đoạn trích trong SGK phần 1, 2, 3 của truyện
b. Bố cục
c. Thể loại: truyện ngắn
d. Phương thức biểu đạt: tư sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
e. Tóm tắt
Hai anh em Hiền và Hoàn đều đam mê các loài chim, đặc biệt là Hiền, cậu biết rất nhiều về chúng. Một ngày, họ phát hiện một đôi bồng chanh đỏ sống ở đầm sen và không ngừng ngắm nhìn chúng. Hiền và Hoài cố gắng bắt chúng về nuôi, nhưng cuối cùng Hiền lại trả chú chim về tổ vì lo lắng đến đàn con nhỏ của chúng. Trước khi đi lính, Hiền thả tất cả các chú chim mình nuôi về tự nhiên.
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Tác phẩm Bồng chanh đỏ của tác giả Đỗ Chu giới thiệu về sự thân thiết của trẻ thơ với thiên nhiên và tình bạn trong sáng của họ với các loài vật và cây cỏ.
b. Giá trị nghệ thuật
Sử dụng ngôn từ đơn giản, thân thuộc