Các cấp độ của bỏng
Bỏng có 4 cấp độ chia theo mức độ tổn thương:
- Cấp độ 1: Da bị tổn thương ở phần biểu bì, thường làn da ngoài cùng. Vùng bị bỏng sẽ đỏ, sưng, đau rát. Vết bỏng này thường lành nhanh và ít để lại sẹo nếu được chăm sóc đúng cách.
- Cấp độ 2: Tổn thương da nghiêm trọng hơn, đỏ, rát, phồng rộp, có mụn nước, người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn. Có nguy cơ nhiễm trùng cao khi mụn nước vỡ ra.
- Cấp độ 3: Bỏng nặng, vùng da bị tổn thương sâu đến các lớp dưới da, có thể thay đổi màu sắc. Yêu cầu điều trị tích cực để tránh biến chứng nghiêm trọng.
- Cấp độ 4: Nguy hiểm nhất, da bị tổn thương sâu đến tận cơ, xương, và có thể làm tắc nghẽn mạch máu. Yêu cầu điều trị khẩn cấp.
Thời gian lành vết bỏng phụ thuộc vào cấp độ tổn thương
Bỏng độ 2 mất bao lâu để lành?
Bỏng độ 2 thường xảy ra và thời gian lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Nguyên nhân gây bỏng
Thời gian lành vết thương bỏng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra
- Bỏng nhiệt thường xảy ra do tiếp xúc với lửa, nước sôi, hoặc vật dụng quá nóng hoặc quá lạnh,…
- Bỏng hóa chất thường xảy ra trong môi trường có nhiều hóa chất. Thường gây tổn thương rộng và sâu hơn, kéo dài thời gian hồi phục.
- Bỏng điện xảy ra khi tiếp xúc với dòng điện có cường độ cao.
- Bỏng bức xạ là do tiếp xúc với tia cực tím hoặc quá trình xạ trị ung thư.
Biện pháp sơ cứu vết bỏng
Cách sơ cứu vết bỏng quyết định thời gian lành của da. Sơ cứu sai cách có thể làm vết thương lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử.
Thời gian hồi phục của da phụ thuộc vào cách sơ cứu vết bỏng ban đầu
Chăm sóc sau bỏng
Da tổn thương cần được chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo quá trình hồi phục. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da sau bỏng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy vết thương nhanh lành.
Với vết bỏng cấp độ 2, sơ cứu đúng và chăm sóc tốt có thể làm vết thương lành trong 1 - 3 tuần tùy thuộc vào cơ địa.
Sau khi bị bỏng, làm thế nào để vết thương lành nhanh chóng?
Để giảm thiểu tổn thương và tăng cường quá trình phục hồi da sau bị bỏng, người bị bỏng cần tiến hành sơ cứu và chăm sóc vết bỏng bằng cách sau:
Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng
Trước hết, loại bỏ ngay nguyên nhân gây bỏng là quan trọng nhất. Việc này càng nhanh chóng càng tốt để tránh tổn thương nghiêm trọng hoặc nguy cơ đe dọa tính mạng.
Sơ cứu vết bỏng
Sau khi loại bỏ nguyên nhân gây bỏng, việc sơ cứu vết thương là cần thiết nhất. Ngâm vết bỏng trong nước mát (16 - 20 độ C) giúp giảm đau và hạ nhiệt độ, hạn chế tổn thương. Thời gian ngâm khoảng 15 - 20 phút. Tránh sử dụng đá lạnh vì có thể gây chết mô hoặc tổn thương thêm.
Trong trường hợp bệnh nhân trải qua tình trạng ngừng tuần hoàn máu và ngất xỉu, việc hạ nhiệt là quan trọng nhưng cấp cứu toàn thân cũng cần được thực hiện. Nếu bạn không biết cách sơ cứu, hãy gọi ngay nhân viên y tế để được hướng dẫn.
Vệ sinh vết bỏng đều đặn
Trong quá trình điều trị, việc vệ sinh khu vực xung quanh vết bỏng là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Sử dụng xà phòng nhẹ hoặc dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch vết thương mà không gây tổn thương da.
Bạn có thể vệ sinh vết bỏng bằng xà phòng nhẹ hoặc dung dịch nước muối sinh lý để đảm bảo sự sạch sẽ và không gây tổn thương cho da.
Thường xuyên vệ sinh vết bỏng bằng dung dịch nước muối sinh lý trong quá trình điều trị
Đóng băng vết bỏng
Trong trường hợp vết bỏng bị tổn thương nặng và mất đi lớp da bảo vệ ngoài, bạn cần sử dụng băng hoặc gạc để băng vết thương nhằm hạn chế tiếp xúc và nguy cơ nhiễm trùng, từ đó giúp da nhanh lành.
Chế độ dinh dưỡng sau khi bị bỏng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sau khi bị bỏng. Bệnh nhân cần tăng cường năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất. Các thực phẩm như thịt lợn nạc, rau xanh, trái cây sẽ giúp hỗ trợ quá trình này. Hạn chế thịt bò, thịt gà, gạo nếp, rau muống để tránh kích thích viêm và hình thành sẹo ở vùng bị bỏng.
Các biện pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế phương pháp điều trị. Nếu vết bỏng gây tổn thương sâu và đau nhức, bạn cần đến cơ sở y tế để được điều trị chuyên môn. Lúc đó, quan trọng nhất là tuân thủ hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Khuyến nghị điều trị tại các cơ sở y tế đáng tin cậy