Ít ai biết rằng khi mới ra đời, rạp chiếu phim từng là nơi riêng biệt của giới thượng lưu nên những món ăn bình dân như bỏng ngô không được phép xuất hiện. Thế rồi một sự kiện lịch sử đã làm thay đổi tất cả.
Đối với những người đam mê điện ảnh, việc mua bỏng ngô (Popcorn) vào rạp chiếu phim chẳng có gì lạ. Thế nhưng ít ai biết rằng bỏng ngô từng bị cấm đem vào rạp chiếu phim vì bị coi là đồ tầm thường. Tuy nhiên ngày nay, bỏng ngô đã trở thành nguồn thu quan trọng giúp các rạp phim duy trì hoạt động.
Vậy làm thế nào bỏng ngô chuyển mình từ món ăn tầm thường trở thành cứu tinh của các rạp phim trong suốt 130 năm kể từ khi máy rang bỏng ra đời?
Các bằng chứng lịch sử cho thấy cây ngô vốn xuất hiện sớm nhất tại vùng đất nay là Mexico cách đây 10.000 năm. Ngay từ những năm 3600 trước công nguyên, người dân vùng Mexico ngày nay và các thổ dân vùng Nam Mỹ đã biết đến bỏng ngô.
Bằng cách rang những hạt ngô khiến chúng nổ ra do nước và tinh bột bị nén trong hạt được giải phóng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, bỏng ngô thời xưa thường được coi là món ăn giải trí. Những bằng chứng khảo cổ cho thấy khoảng 3.600 năm trước, các thổ dân Mỹ đã cho ngô nổ trong ấm đất sét có lỗ nhỏ trên nắp.
Do vị khá nhạt nên những người phụ nữ nội trợ đã trộn thêm bơ đường vào món bỏng ngô cho bữa sáng. Tuy nhiên đến thời điểm này bỏng ngô vẫn chỉ là loại thức ăn phụ không mấy phổ biến. Thậm chí với sự rườm rà, bỏng ngô cũng chẳng phải món ăn ưa thích trên phố của người dân.
Bước sang thập niên 1840, kỹ thuật rang bỏng ngô thủ công bắt đầu được áp dụng và món ăn này dần phổ biến hơn nhưng cũng chỉ với quy mô nhỏ.
Phải mãi tới năm 1893 khi chiếc máy rang bỏng ngô bằng hơi nước đầu tiên được Charles Cretors phát minh, tình hình mới dần cải thiện. Việc rang bỏng ngô dậy mùi thơm cùng quy trình nổ đã thu hút rất nhiều người, nhất là khi những người bán thường hay đứng trước cửa siêu thị, hội chợ…
Thêm vào đó, do ngô khá rẻ nên mỗi túi chỉ khoảng 5-10 xu, phù hợp với thu nhập của nhiều hộ gia đình thời đó. Việc phát minh ra máy làm bỏng ngô càng khiến giá thành loại đồ ăn thơm mùi bơ đường này hấp dẫn hơn nữa.
Thế nhưng, bỏng ngô vẫn mãi chỉ là đồ ăn vặt đơn giản của người bán hàng rong, thậm chí bị cấm mang vào các rạp hát. Dù chúng xuất hiện ở các rạp xiếc, lễ hội, cùng nhiều hoạt động giải trí nhưng tuyệt nhiên không hề có trong các rạp hát hay rạp chiếu phim thời kỳ đầu. Vậy điều gì đã làm thay đổi tất cả?
Trước khi cuộc Đại khủng hoảng thập niên 1930 diễn ra, bỏng ngô là mặt hàng bị cấm gắt gao nhất tại các rạp phim hay rạp hát. Trên thực tế trước khi bộ phim đầu tiên được chiếu vào năm 1896, rạp hát là nơi giải trí chính của tầng lớp thượng lưu.
Bởi bối cảnh biểu diễn cần sự tập trung của khán giả cũng như văn hóa thượng lưu thời đó, việc ăn vặt như bỏng ngô được cho là không phù hợp. Thậm chí những đồ ăn vặt khác cũng không được mang vào khi xem trình diễn.
Vào tháng 4/1896, bộ phim đầu tiên được trình chiếu rộng rãi trước công chúng ở thành phố New York sử dụng thiết bị từ nhà phát minh Thomas Edison. Năm 1902, rạp chiếu phim có chạy điện đầu tiên được xây dựng và đây cũng là rạp phim đầu tiên chỉ chiếu phim chứ không lẫn các chương trình biểu diễn khác.
Tại thời điểm này, tất cả các bộ phim đều không có tiếng và chúng đòi hỏi những người có kiến thức, trình độ đọc được các dòng chữ phiên dịch hoặc hiểu được nội dung truyền tải. Việc đến rạp phim thời này chủ yếu dành cho tầng lớp quý tộc có tri thức và đương nhiên là phải cấm bỏng ngô hay những đồ ăn vặt gây mất tập trung.
Âm thanh của việc ăn uống có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm xem phim và đọc phiên dịch. Các quản lý rạp cũng không muốn phải đối mặt với rác thải từ đồ ăn vặt, đặc biệt là ở những khu vực đông người nhưng lại cao cấp.
Năm 1927, phim lên tiếng đã ra đời, cho phép mọi người, dù là già hay trẻ, giàu hay nghèo, đều có thể thưởng thức mà không cần biết chữ hoặc đọc được. Nhân cơ hội này, nhiều người bán bỏng ngô đã xếp hàng trước các rạp để phục vụ cả tầng lớp lao động và trung lưu muốn xem phim.
Mặc dù vậy, các rạp vẫn cấm bỏng ngô để duy trì vệ sinh và không gian yên tĩnh trong rạp. Thậm chí, nhân viên kiểm tra còn kiểm tra người xem xem họ có mang bỏng ngô vào hay không.
Mọi thay đổi bắt đầu khi Đại khủng hoảng 1930 xảy ra. Trong khi giá các loại đồ ăn vặt tăng, giá bỏng ngô vẫn rẻ do cung cấp nhiều và quy trình sản xuất đơn giản. Điều này khiến những người bán bỏng ngô thu lợi lớn.
Ngược lại, các rạp phim phải đóng cửa hàng loạt khi ngay cả giới thượng lưu cũng tiết kiệm. Nhận ra rằng nếu không tìm cách tồn tại, ngành công nghiệp phim Mỹ sẽ tiêu biến nhanh chóng, và những người bán bỏng ngô đã thu hút sự chú ý của một số ông chủ.
Câu chuyện bắt đầu với R.J.McKenna, một giám đốc của chuỗi 66 rạp phim ở Mỹ, người mặc dù không thích bỏng ngô nhưng vẫn quyết định bán chúng trong hành lang của rạp để kiếm lợi nhuận.
Năm 1938, khi McKenna quyết định bán bỏng ngô trong rạp, lợi nhuận từ vé bán của rạp gần như bằng 0 sau khi trừ các chi phí, nhưng họ lại kiếm được gần 200.000 USD từ việc bán bỏng ngô. Số này nếu tính cả lạm phát tương đương khoảng 3,5 triệu USD hiện nay.
Nhận ra mình đã phát hiện ra một kho vàng, McKenna giảm giá vé từ 50 xuống 15 xu để thu hút thêm khán giả đến rạp, trong khi rạp sẽ kiếm tiền từ bán bỏng ngô và đồ uống. Từ đó, ngành công nghiệp phim ở Mỹ bắt đầu bán đủ loại đồ ăn vặt và đồ uống để kiếm lợi nhuận. Việc giảm giá vé cũng tăng doanh số vé và lợi nhuận cho ngành.
Tuy nhiên, bỏng ngô chỉ là một trong hàng ngàn loại đồ ăn vặt thời kỳ này, đặc biệt là sau Đại khủng hoảng khi giá cả dần hồi phục. Vậy tại sao chúng lại trở thành biểu tượng của rạp phim?
Bán vé chỉ là một phần của
Trong thời kỳ Thế chiến II, cung ứng đường cho Mỹ bị gián đoạn, chính phủ ưu tiên cung cấp cho quân đội, dẫn đến thiếu hụt đường và đồ ngọt trên quầy hàng.
Hậu quả là bỏng ngô trở thành mặt hàng duy nhất trên các quầy hàng rạp phim. Sau Thế chiến II, Mỹ tiêu thụ 3 lần bỏng ngô hơn trước và nó chính thức trở thành biểu tượng của rạp phim.
Ngành bỏng ngô bùng nổ 500% khi truyền hình phát triển trong những năm 1950 do gia đình mua về xem tivi nhiều hơn.
Mặc dù 50% bỏng ngô tiêu thụ tại Mỹ đến từ rạp phim, mô hình này vẫn tồn tại. Rạp phim có thể hưởng 100% doanh số từ bán bỏng ngô nhưng chỉ nhận khoảng 40% doanh số vé.
Ngày nay, lợi nhuận từ bỏng ngô giúp rạp phim duy trì hoạt động, bao gồm chi phí như đèn, điều hòa, và nhân công. Vậy nếu bạn muốn ủng hộ các rạp phim, hãy mua bỏng ngô thay vì vé xem phim.
Được biên soạn từ nhiều nguồn