Nhu Cầu Kiểm Soát Tổ Chức và Ký Ức Của Con Người Chưa Bao Giờ Lớn Hơn Như Hiện Nay. Não Bộ Của Chúng Ta Đang Bận Rộn Hơn Bao Giờ Hết Bởi Vô Vàn Những Nội Dung Thực Tế, Nội Dung Phi Thực Tế, Chuyện Phiếm và Tin Đồn Vây Quanh, Núp Dưới Danh Nghĩa Thông Tin. Phân Biệt Được Những Thông Tin Hữu Ích Với Thông Tin Có Thể Bỏ Qua Là Điều Rất Mệt Mỏi, Nhưng Chúng Ta Ngày Càng Phải Làm Nhiều Hơn.
Đây Là Một Đoạn Trích Trong Trang 14 Cuốn Tư Duy Có Tổ Chức của Giáo Sư Daniel J. Levitin, Cũng Là Đoạn Văn Bao Quát Thực Trạng Đầy Thông Tin Hiện Nay – Thực Trạng Cuốn Sách Hướng Đến Và Giúp Đưa Ra Cách Giải Quyết. Tiếp Cận Với Quá Nhiều Thông Tin Dễ Khiến Chúng Ta Mệt Mỏi và Khó Chịu Đến Nỗi Chúng Ta Chấp Nhận Từ Bỏ Phân Biệt Những Điều Có Ích Với Bản Thân Mình và Cứ Tiếp Nhận Thụ Động. Đó Là Tình Cảnh Chung Của Thế Giới. Với Một Số Người, Thậm Chí Đó Còn Là Gánh Nặng. Nhưng Cuốn Sách Này Có Thể Giúp Bạn Nhẹ Lòng Hơn Với Chiếc Chìa Khóa Tìm Đến Cách Thức Hoạt Động Của Bộ Não và Một Vài Cách Tư Duy Có Thể Áp Dụng Ngay Trong Cuộc Sống Đời Thường.
Daniel Joseph Levitin, Sinh Ngày 27 Tháng Mười Hai Năm 1957, Là Một Nhà Tâm Lý Học Nhận Thức, Nhà Thần Kinh Học, Nhà Văn, Nhà Soạn Nhạc và Nhà Sản Xuất Nhạc Người Mỹ - Canada. Ông Được Phong Danh Hiệu Giáo Sư Danh Dự James McGill Về Tâm Lý Học và Thần Kinh Học Hành Vi Tại Đại Học McGill, Motreal, Quebec, Canada. Ông Cũng Được Bổ Nhiệm Trong Các Lĩnh Vực Như Lý Thuyết Âm Nhạc, Khoa Học Máy Tính, Thần Kinh Học, Giải Phẫu Thần Kinh và Giáo Dục. Daniel J. Levitin Là Tác Giả Của Bốn Cuốn Sách Bán Chạy Liên Tiếp: This is Your Brain on Music: The Science of a Human Obsession (tạm dịch: Trí Tuệ Trong Âm Nhạc: Nghiên Cứu Về Nỗi Ám Ảnh Của Con Người), The World in Six Songs: How the Musical Brain Created Human Nature (tạm dịch: Thế Giới Trong Sáu Bài Hát: Trí Tuệ Âm Nhạc Kiến Tạo Bản Chất Con Người Như Thế Nào?), Tư Duy Có Tổ Chức: Tư Duy Đúng Đắn Trong Thời Đại Đầy Thông Tin và A Field Guide to Lies: Critical Thinking in the Information Age (tạm dịch: Bản Chỉ Dẫn Cơ Bản Về Sự Dối Trá: Tư Duy Phản Biện Trong Thời Đại Thông Tin). Bên Cạnh Đó, Nhiều Bài Báo Khoa Học Về Cảm Âm Tuyệt Đối (Absolute Pitch), Tâm Lý Học Âm Nhạc (Music Cognition) và Khoa Học Thần Kinh Do Ông Viết Cũng Được Đăng Tải Trên Các Trang Lớn.
Tư Duy Có Tổ Chức: Tư Duy Đúng Đắn Trong Thời Đại Đầy Thông Tin Được Xuất Bản Vào Năm 2014 Tại Mỹ và Canada. Cuốn Sách Này Đã Lọt Vào Danh Sách Sách Bán Chạy Của New York Times Ở Vị Trí Số 2, Đứng Nhất Trong Danh Sách Sách Bán Chạy Của Canada và Trên Trang Web Amazon, Đứng Thứ 5 Trong Danh Sách Sách Bán Chạy Của London Times.
Tại Sao Nên Chọn Cuốn Sách Này?
Theo Từ Điển Tiếng Việt Hoàng Phê, Tư Duy Là “Giai Đoạn Cao Của Quá Trình Nhận Thức, Đi Sâu Vào Bản Chất Và Phát Hiện Ra Tính Quy Luật Của Sự Vật Bằng Những Hình Thức Như Biểu Tượng, Khái Niệm, Phán Đoán Và Suy Lí.” Khái Niệm Mặc Dù Nghe Hơi Quá Tầm Với, Nhưng Nói Một Cách Đơn Giản, Tư Duy Là Hoạt Động Hình Thành, Tìm Tòi Và Tiếp Nhận Những Suy Nghĩ, Kiến Thức, Biến Đổi Chúng Thành “Tài Sản” Của Riêng Mình. Hay Nói Như Giảng Viên Bộ Môn Tư Duy Phản Biện (Critical Thinking) Của Tôi, Tư Duy Là “thinking About Thinking”.
Con Người Tư Duy Nhiều Hơn Những Gì Chính Bản Thân Họ Nghĩ. Không Chỉ Trong Học Tập Hay Làm Việc Mới Cần Đến Tư Duy, Bạn Sẽ Cần Bộ Não Hoạt Động Lúc Nhớ Lại Thời Khóa Biểu Hôm Nay Học Môn Gì Trước Khi Đến Trường Hay Khi Cố Nghĩ Xem Đã Để Chìa Khóa Xe Ở Đâu. Tất Cả Những Vấn Đề Này Đều Liên Quan Đến Tư Duy. Hẳn Bạn Cũng Từng Lâm Vào Tình Cảnh Dạng Như Không Thể Nhớ Được Người Vừa Mới Chào Bạn Là Ai, Quên Mất Lịch Tình Nguyện, Giờ Uống Thuốc Hay Làm Mất Đồ Quan Trọng Như Hộ Chiếu Và Ví Tiền Chỉ Vì Bạn Không Nhớ Đã Để Chúng Ở Đâu. Đó Là Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Cần “sắp Xếp” Lại Các Thông Tin Trong Não Bộ Của Mình Rồi Đấy. “Tư Duy Có Hệ Thống Sẽ Giúp Đưa Ra Được Quyết Định Đúng Đắn Một Cách Dễ Dàng.”
Tư Duy Có Hệ Thống Bao Gồm Chín Chương Chính, Lời Giới Thiệu, Phụ Lục, Chú Giải, Lời Cảm Ơn Và Tác Giả Hình Minh Họa. Nếu Có Thời Gian, Hãy Ra Hiệu Sách Và Đọc Phần Lời Giới Thiệu Của Cuốn Này, Và Bạn Sẽ Hiểu Tại Sao Bạn Nên Đọc Nó. Tôi Không Thường Đọc Phần Mở Đầu, Nhưng Với Tư Duy Có Hệ Thống, Những Thông Tin Trong Mục Lời Giới Thiệu Là Lý Do Tốt Nhất Để Bạn Quyết Định Lật Giở Đến Trang Cuối Cùng.
Tôi Đặc Biệt Ấn Tượng Với Đoạn Văn Daniel J. Levitin Viết Về Nội Dung Chính Của Cuốn Sách Này, Rằng Ông Sẽ Viết Cái Gì Và Như Thế Nào. Người Đọc Có Thể Dựa Vào Đoạn Đó Để Hình Dung Ra Hình Sẽ Nhận Được Những Kiến Thức Gì Và Có Cái Nhìn Chung Nhất Về Cuốn Sách. Có Thể Do Tôi Hầu Như Không Đọc Thể Loại Khoa Học, Nhưng Đây Là Lần Đầu Tiên Tôi Thấy Một Đoạn Văn Như Vậy Trong Một Cuốn Sách, Như Thể Tôi Đang Đọc Một Bài Luận Văn Vậy.
Càng Hiểu Rõ Những Lời Hướng Dẫn Hay Bản Kế Hoạch, Chúng Ta Sẽ Càng Dễ Dàng Làm Theo Hơn (Theo Tâm Lý Học Nhận Thức), Nên Cuốn Sách Này Sẽ Thảo Luận Nhiều Khía Cạnh Khác Nhau Của Hệ Thống Nhận Thức. Chúng Ta Sẽ Nghiên Cứu Lịch Sử Của Các Hệ Thống Tổ Chức Mà Con Người Đã Trải Qua Bao Thế Kỷ Nay Để Có Thể Thấy Được Hệ Thống Nào Đã Thành Công, Hệ Thống Nào Đã Thất Bại Và Nguyên Nhân Của Thành Công Hay Thất Bại Đó. Tôi Sẽ Giải Thích Nguyên Nhân Căn Bản Vì Sao Chúng Ta Lại Hay Bị Mất Đồ, Và Những Người Thông Minh, Tư Duy Có Hệ Thống Thường Làm Gì Để Không Bị Như Vậy. Một Phần Nội Dung Sẽ Bàn Về Cách Thức Chúng Ta Học Hỏi Như Khi Còn Bé, Và Tin Tốt Là Chúng Ta Có Thể Thay Đổi Một Số Khía Cạnh Nhất Định Trong Tư Duy Từ Thời Đó Để Giúp Ích Hơn Khi Đã Lớn. Có Lẽ Phần Nội Dung Trọng Tâm Sẽ Là Về Cách Sắp Xếp Thời Gian Tốt Hơn, Không Chỉ Để Làm Việc Hiệu Quả Hơn Mà Còn Để Dành Thời Gian Cho Những Người Quan Trọng, Để Thư Giãn, Vui Chơi Và Để Sáng Tạo Nữa.
Quá Tải Thông Tin? Làm Sao Để Tư Duy Đúng Hướng?
Trước Hết, Xin Hãy Chú Ý Rằng Đây Là Một Cuốn Sách Về Tâm Lý Học Và Thần Kinh Học, Bên Trong Chứa Khá Nhiều Tên Khoa Học Khó Nhớ Và Các Thí Nghiệm Nên Có Thể Sẽ Gây Khó Hiểu Một Chút. Nhưng Các Bạn Cũng Không Cần Để Tâm Quá Nhiều Vào Chúng, Chỉ Cần Đọc Hiểu Là Được.
Để Tìm Ra Giải Pháp Cho Một Vấn Đề, Ta Cần Hiểu Vấn Đề Đó Là Gì, Nguyên Do Từ Đầu Và Đang Diễn Biến Thế Nào. Quá Nhiều Thông Tin, Quá Nhiều Quyết Định: Lịch Sử Nội Tại Của Quá Tải Nhận Thức Sẽ Giải Đáp Điều Đó. Mở Đầu Với Ví Dụ Từ Cô Học Trò Ioana Từng Đứng Cả Giờ Trong Hiệu Sách Để Đọc Nhãn Các Loại Bút Và Tìm Loại Tốt Nhất, Giáo Sư Levitin Đã Dẫn Chúng Ta Đến Sự Quá Tải Thông Tin Trong Thời Đại Hiện Nay, Và Những Rắc Rối Ta Có Thể Gặp Phải Khi Cố Gắng Phân Biệt Những Thứ Lặt Vặt Với Những Thứ Quan Trọng. Chưa Khi Nào Việc Tiếp Nhận Và Xử Lý Thông Tin Lại Khiến Con Người Mệt Mỏi Như Hiện Nay.
Ngày Nay, Con Người Phải Đối Mặt Với Một Khối Lượng Thông Tin Lớn Chưa Từng Thấy, Và Mỗi Người Trong Chúng Ta Cũng Sinh Ra Một Lượng Thông Tin Nhiều Hơn Bao Giờ Hết Trong Lịch Sử Loài Người. Khoa Học Thông Tin Tính Toán Hết Những Con Số Này: Mỗi Ngày Trong Năm 2011, Người Mỹ Tiếp Nhận Lượng Thông Tin Nhiều Hơn Gấp Năm Lần So Với Năm 1986 – Tương Đương Với 175 Tờ Báo. Hằng Ngày Chúng Ta Xử Lý 34 Gigabyte Thông Tin Hay 100 Nghìn Từ, Trong Thời Gian Nghỉ Ngơi, Chưa Tính Thời Gian Làm Việc. Hằng Ngày, 21.274 Đài Truyền Hình Trên Thế Giới Sản Xuất Ra 85.000 Chương Trình Ti Vi, Mỗi Ngày Trong Khi Trung Bình Chúng Ta Dành Năm Giờ Ngồi Trước Máy Vô Tuyến, Tương Đương Với 20 Gigabyte Thông Tin Dạng Âm Thanh – Hình Ảnh. Đó Là Còn Chưa Kể Đến YouTube, Với 6.000 Giờ Video Được Tải Lên Mỗi Giờ. Rồi Còn Trò Chơi Điện Tử Nữa, Chiếm Nhiều Dung Lượng Hơn Tổng Tất Cả Các Loại Hình Truyền Thông Khác Như DVD, Ti Vi, Sách, Tạp Chí Và Internet.
Số Lượng Thông Tin Thì Lớn Như Vậy, Nhưng Khả Năng Tập Trung Của Con Người Lại Chỉ Có Hạn. Rõ Ràng Chúng Ta Không Thể Thu Nhận Hết Những Thông Tin Này Và Chỉ Tiếp Nhận Những Thứ Thực Sự Có Ích Cho Bản Thân Mình. Chương Này Sẽ Giúp Bạn Nhận Ra Tầm Quan Trọng Của Bộ Phận Gọi Là Lưới Lọc Tập Trung, Lịch Sử Quá Tải Thông Tin – Ngày Ấy Và Bây Giờ, Đại Cương Về Khả Năng Phân Loại Của Trí Não Và Theo Đuổi Sự Phân Loại Hoàn Hảo.
Sau Chương Đầu Tiên Chủ Yếu Nói Về Cách Hoạt Động Của Não Bộ, Chương 2 Là Những Điều Đầu Tiên Cần Hiểu Rõ: Hệ Thống Tập Trung Và Kí Ức Làm Việc Như Thế Nào? Có Lẽ Bạn Cần Tập Trung Vào Chương Này Để Có Thể Đọc Phần Còn Lại Của Cuốn Sách Dễ Dàng Hơn. Điều Đầu Tiên Cần Hiểu Chính Là Bốn Thành Phần Của Hệ Thống Tập Trung, Bao Gồm: Trạng Thái Suy Nghĩ Mông Lung, Trạng Thái Xử Lý Trung Tâm, Lưới Lọc Tập Trung Và Bộ Đổi Lập Trung Giúp Điều Phối Tài Nguyên Của Hệ Thần Kinh Và Chuyển Hóa Sinh Học Giữa Các Trạng Thái Suy Nghĩ Mông Lung, Tập Trung Vào Công Việc Hay Cảnh Giác.
Hệ Thống Này Làm Việc Hiệu Quả Đến Mức Hiếm Khi Chúng Ta Nhận Thức Được Mình Đang Lọc Những Gì. Trong Nhiều Trường Hợp, Bộ Đổi Tập Trung Làm Việc Ngoài Phạm Vi Nhận Thức Của Chúng Ta, Điều Chuyển Giữa Hai Trạng Thái Suy Nghĩ Mông Lung Và Xử Lý Trung Tâm Trong Khi Lưới Lọc Tập Trung Sẽ Âm Thầm Làm Việc – Đến Mức Chúng Ta Đã Chuyển Trạng Thái Từ Lúc Nào Không Hay. Tất Nhiên Là Cũng Có Trường Hợp Ngoại Lệ, Chúng Ta Có Thể Bắt Ép Mình Chuyển Trạng Thái, Như Khi Rời Mắt Khỏi Cuốn Sách Để Chú Ý Nghe Ngóng. Nhưng Sự Chuyển Đổi Lúc Đó Cũng Không Hề Lộ Liễu: Sẽ Không Có Ai Nói “Tôi Chuyển Trạng Thái Đây”; Bạn (Hay Là Thùy Đảo) Cứ Thế Mà Làm Thôi.
Điều Thứ Hai, Hóa Học Thần Kinh Ảnh Hưởng Đến Tập Trung, Là Phần Mà Tôi Thấy Khó Hiểu Nhất Trong Cả Chương Này Bởi Chủ Yếu Đề Cập Đến Khoa Học.
Điều Thứ Ba, Ký Ức Đến Từ Đâu? Thực Ra, “Nhiều Vùng Của Não Có Thể Ngủ Trong Một Khoảng Thời Gian Mà Chúng Ta Không Hề Nhận Biết Được.” Bởi Vậy, Chúng Ta Rất Hay Để Quên Đồ Hay Thậm Chí Là Đã Nhìn Thấy Thứ Cần Tìm Nhưng Não Bộ Lại Không Hiện Ra.
Lý do thứ tư về tầm quan trọng của việc phân nhóm là gì? Phân nhóm là hoạt động phân loại thông tin, tổ chức nhiều yếu tố vào cùng một nhóm để giảm bớt gánh nặng cho não bộ xử lý những thông tin không liên quan.
Về phần thứ năm, việc đưa một phần của tư duy ra khỏi cơ thể là quan trọng. Hành động này khuyến khích sử dụng ghi chú để tăng khả năng tập trung. Ghi chú những suy nghĩ ngẫu hứng giúp giảm bớt sự phân tâm khi làm công việc chính, tránh việc suy nghĩ đó vẫn lưu lại trong đầu và gây ra sự phân tâm kéo dài. Đừng để những suy nghĩ ấy làm bạn mất tập trung.
Vấn đề quan trọng đầu tiên là hệ thống và sắp xếp, đặc biệt là trong Ngôi Nhà Của Bạn: Khi Mọi Thứ Bắt Đầu Tiến Triển Tốt Hơn. Bạn có thể áp dụng cách sắp xếp các gian hàng trong siêu thị hoặc các cửa hàng quần áo vào ngôi nhà của mình. Quy tắc ở đây là sử dụng môi trường xung quanh như một cách nhắc nhở về những gì cần làm. Đặt những vật dụng bạn thường xuyên sử dụng ở những vị trí thuận tiện hoặc có một địa điểm cố định cho chúng.
Cảm giác thoải mái khi mở một ngăn kéo và thấy mọi thứ đã được phân loại là không thể diễn tả. Không phải tìm kiếm từng món đồ sẽ giúp tiết kiệm năng lượng cho các công việc khác đòi hỏi sự sáng tạo. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi không phải lo lắng về việc tìm kiếm. Mỗi khi không tìm thấy một vật phẩm nào đó, trí não bạn sẽ không bị đưa vào trạng thái lo lắng vô ích như một màn sương dày đặc, không phải tập trung cũng không thể thư giãn. Cách bạn tổ chức nhóm của mình, môi trường xung quanh và cả tâm trí bạn sẽ giúp bạn tổ chức mọi thứ một cách ngăn nắp hơn.
Dù là ngăn kéo đựng rác hay tủ chứa tài liệu, cả hai cũng cần được phân loại. Bạn không thể chỉ đơn giản quăng tất cả những thứ không sử dụng vào ngăn kéo hoặc chất đống tất cả các loại đồ vào cùng một ngăn. Thay vào đó, hãy phân loại những vật dụng bạn sử dụng thường xuyên vào cùng một nơi, như tem, phong bì và vật dụng văn phòng, hoặc đặt dao cắt bánh Noel cùng các vật dụng liên quan đến lễ Giáng Sinh. Bạn sẽ thấy cách phân loại này rất phổ biến trong các quán bar hoặc cửa hàng rượu đông đúc.
Khi sắp xếp, hãy đảm bảo tuân thủ hai bước để xây dựng hệ thống thông tin trong nhà. Thứ nhất, các nhóm được tạo phải phản ánh thói quen sử dụng và tương tác với các vật dụng khác. Thứ hai, tránh đưa quá nhiều thứ vào cùng một nhóm hoặc ngăn kéo, trừ khi có một đặc điểm chung tổng quát cho tất cả. Ngoài ra, có ba nguyên tắc khác: thà không gắn nhãn còn hơn gắn nhầm, tuân theo một chuẩn mực đã có sẵn và không giữ những thứ bạn sẽ không dùng.
Trong môi trường nhà số, bạn sẽ được lời khuyên về cách sắp xếp tập tin số so với giấy, cách sử dụng email để không làm gián đoạn công việc, vấn đề về mạng xã hội và cách bạn nên đặt mật khẩu.
Sau khi sắp xếp nhà gọn gàng và ngăn nắp, nếu bạn phải đi công tác ở một nơi hoàn toàn xa lạ, làm sao để tránh mất đồ vì không có thói quen hàng ngày? Có hai cách để nhớ: tạo cảm giác mới mẻ trong mọi hoạt động hàng ngày và giảm việc ghi nhớ bằng cách đưa ra môi trường xung quanh thay vì nhồi nhét vào đầu (tức là viết ghi chú hoặc sử dụng biện pháp có hệ thống).
Những cách này nên áp dụng phù hợp với tính cách của bạn. Mỗi người đều có những đặc điểm riêng, cách này có thể phù hợp với bạn nhưng không hẳn với người khác. Hãy nhớ rằng cần phải cân nhắc giữa phương pháp và hệ thống sắp xếp tổ chức với tính cách của bạn.
Với hàng ngàn đồ vật khác nhau trong ngôi nhà hiện đại, vấn đề này không phải là gì mà tổ tiên của chúng ta gặp phải, nhưng họ lại phải đối mặt với những vấn đề gây stress khác. Chúng ta cần phải thực sự năng động trong việc giảm thiểu tác nhân gây stress bằng cách làm những việc giúp não bộ được thư thái như trải nghiệm thiên nhiên và nghệ thuật, thường xuyên đưa trí não về trạng thái suy nghĩ mông lung và dành thời gian bên bạn bè. Vậy làm thế nào?
Trong thế giới xã hội hiện đại, bạn nhận ra sức mạnh của cộng đồng và vai trò quan trọng của sự đóng góp từ hàng triệu người. Đây là cách để tận dụng sức mạnh của số đông, mặc dù không phải lúc nào cũng chính xác, nhưng trên tổng thể, số đông có thể mang lại kết quả tốt hơn.
Cuộc sống xã hội ngày nay phức tạp hơn so với thời kỳ trước đây, nhưng vẫn có thể tổ chức mối quan hệ thông qua ghi chú và phân loại người xung quanh. Hãy tận dụng các công cụ như phiếu nhớ để duy trì mối quan hệ và tìm ra những người phù hợp với tính cách của bạn.
Cuộc sống xã hội ngày nay phức tạp hơn, nhưng chúng ta vẫn có thể tổ chức mối quan hệ thông qua việc ghi chú và phân loại người xung quanh. Hãy tận dụng các phương tiện như phiếu nhớ để duy trì mối quan hệ và tìm ra những người phù hợp với tính cách của bạn.
Thẳng thắn có thể giải quyết nhiều vấn đề, nhưng con người thường sử dụng lối nói hàm ý để giao tiếp. Điều này giúp giữ gìn mối quan hệ và tránh sự xung đột.
Trong giao tiếp hàng ngày, con người thường kìm nén bản năng thù địch để duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Điều này giúp chúng ta sống hòa thuận với nhau và tránh căng thẳng không cần thiết.
Hai phần sau sẽ khám phá về mối quan hệ xã hội và những thách thức khi muốn tránh xa khỏi xã hội, bao gồm sức mạnh của định kiến và những yếu tố dẫn đến sự không muốn tham gia vào những tình huống tiêu cực như mong muốn hòa nhập, so sánh và phân tán trách nhiệm.
Chương 5, Sắp Xếp Thời Gian: Điều Gì Vẫn Còn Là Bí Mật? sẽ là một chương quan trọng nhất mà chúng ta cần đọc. Điều này là về cách tập trung và đạt được mục tiêu hiệu quả nhất. Bạn cần tập trung vào những yếu tố giúp hoàn thành công việc và bỏ qua những yếu tố gây xao lạc từ môi trường xung quanh. Phân biệt giữa hai loại yếu tố này có thể cần sự can thiệp từ chuyên gia để tập trung vào cái nào và bỏ qua cái nào.
Thời gian ngủ không chỉ giúp cơ thể nghỉ ngơi mà còn giúp não hoạt động. Giấc ngủ giúp tổng hợp và bảo vệ ký ức, và thiếu ngủ có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và ký ức của bạn. Bạn sẽ tìm hiểu về ảnh hưởng của giấc ngủ và cách thiếu ngủ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và kinh tế.
Trì hoãn là vấn đề lớn trong việc quản lý thời gian. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mức độ khác nhau và dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, từ việc cảm thấy căng thẳng không cần thiết đến việc bỏ lỡ cơ hội quan trọng.
Trì hoãn có thể ảnh hưởng đến mọi người khác nhau, từ căng thẳng không cần thiết đến việc bỏ lỡ cơ hội quan trọng. Đôi khi, nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như không thể chữa trị được bệnh hoặc không kịp thời lập di chúc hay các biện pháp bảo hiểm.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tốt khi bị cuốn vào công việc. Người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo thường sắp xếp thời gian một cách linh hoạt để không bị mắc kẹt trong công việc quá nhiều.
Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ đến lúc bạn phải đối mặt với những quyết định khó khăn nhất. Để chuẩn bị cho những tình huống đó, đến với chương 6, Tổ Chức Thông Tin Cho Những Quyết Định Khó Khăn Nhất: Khi Cuộc Sống Còn Rất Mong Manh.
Chương này cung cấp các phương pháp hữu ích để tổ chức thông tin về sức khỏe, áp dụng cho mọi quyết định khó khăn nhất. Nhưng những thông tin như vậy thường phức tạp và tạo ra nhiều cảm xúc mạnh mẽ khi cố gắng duy trì tinh thần trong những tình huống khó khăn.
Các tình huống khó khăn thường có các xác suất, tỉ lệ thành công và thất bại khác nhau. Hãy chia các lựa chọn thành các nhóm khác nhau để dễ dàng quản lý và đưa ra quyết định.
- Nhớ chia các lựa chọn thành các nhóm khác nhau để quyết định dễ dàng hơn. Ví dụ, bạn có thể phân loại chúng như dưới đây:
Đối với tôi, tổng thể Tư Duy Có Hệ Thống là một cuốn sách có ích vì nó trung thực khiến tôi nhận ra mình không phải là người tuân thủ nhiều quy tắc. Tôi học được nhiều điều từ cuốn sách này. Tuy nhiên, vì đây là một cuốn sách về thần kinh học và tâm lý học, tôi mất nhiều thời gian để hiểu các thuật ngữ và khái niệm được đề cập trong đó. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mất hứng thú, bạn hiểu chứ, vì bạn không biết mình đang đọc gì.
Cuốn sách này cũng có một phần phụ lục dài kỷ lục: 117 trang cho phần này. Điều bất ngờ là có một chỉ mục được in ở cuối cuốn sách. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một cuốn sách tiếng Việt sẽ có chỉ mục (có lẽ do tôi ít đọc sách khoa học?). Giáo sư dạy môn Dẫn Luận Ngôn Ngữ Học mà tôi học năm ngoái đã nói rằng chỉ mục quan trọng vì
“Chỉ mục của cuốn sách cho phép bạn hiểu được toàn bộ cấu trúc học thuật của một lĩnh vực khoa học, cũng như sự phát triển văn hóa của một cộng đồng thông qua sách đọc, bởi vì một lĩnh vực khoa học không thể phát triển nếu không có hệ thống thuật ngữ phức tạp, và một cộng đồng đọc không thể chấp nhận những cuốn sách thiếu sót, thiếu chỉ mục.”
(Theo Phạm Văn Lam, Ý Nghĩa của Chỉ Mục trong Sách)
Ngoài ra, Tư Duy Có Hệ Thống vẫn còn một số lỗi mà tôi cho rằng không đáng có. Thật đáng tiếc khi phải gặp những lỗi như vậy, tôi hy vọng rằng phần biên tập của cuốn sách lần sau sẽ cải thiện hơn. Thứ nhất, lỗi chính tả. Thứ hai, sơ đồ trang 58 in sai màu “xanh da trời” thành “xanh lá cây”. Thứ ba, đoạn văn từ “Cần lưu ý rằng vùng đai trước chạy đến vùng ổ mắt...” đến “… để hoàn thành bản báo cáo đó” đã bị lặp lại hai lần ở cuối trang 73 và đầu trang 74. Và thứ tư, các từ ở trang 88 cần phải được dịch sang tiếng Việt hoàn toàn, trong khi ở trang 87 đã được dịch hết rồi. Điều này gây ra sự không nhất quán trong bản dịch và theo tôi, là một trong những nguyên nhân tạo ra sự bực bội cho người đọc.
Tuy nhiên, như tôi đã đề cập ở phần đánh giá ban đầu, đây vẫn là một cuốn sách đáng để quan tâm vì nó bao gồm cả cơ sở khoa học, thực nghiệm thực tế và ví dụ từ cuộc sống. Cho dù bạn đang gặp khó khăn trong việc tổ chức cuộc sống, muốn tận dụng tối đa tiềm năng của bộ não mình hoặc muốn hiểu sâu hơn về cách bộ não hoạt động và tư duy, thì hãy cân nhắc đọc cuốn sách Tư Duy Có Hệ Thống của Daniel J. Levitin. Bạn sẽ mở rộng kiến thức của mình rất nhiều nếu đọc cuốn sách này.
Kết thúc
https://www.facebook.com/bookademy.vnĐôi khi, cuộc sống có cách biến đổi thói quen của chúng ta mà chúng ta không thể ngờ tới. Đôi khi, chúng ta có thể mất một người bạn, một chú chó đáng yêu, một cơ hội lớn hoặc thậm chí cả nền kinh tế toàn cầu đều rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nhưng để giúp bộ não hoàn thành nhiệm vụ của nó, chúng ta phải học cách thích ứng với những tình huống mới. Kinh nghiệm của tôi là mỗi khi tôi mất một thứ gì đó mà tưởng chừng như không thể thay thế, tôi luôn nhận được một điều mới, một điều tốt hơn. Quan trọng là phải tin rằng khi loại bỏ cái cũ, một cái mới và tuyệt vời hơn sẽ đến thay thế.
Tác giả: Thu Trang - Bookademy.