Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao Facebook liên tục thay đổi giao diện, thêm biểu tượng và tính năng mới? Bạn có bao giờ tưởng tượng mình sẽ đề nghị Mark Zuckerberg không cho người dùng nhắn tin trực tiếp nữa?
Nếu bạn được yêu cầu học tung hứng bóng, bạn sẽ bắt đầu với 1, 2 hay ngay cả 3, 4, 5 quả bóng? Một người tên John Cassidy đã chọn cách làm quen với việc rơi bóng trước tiên.
Cách treo quần áo của bạn có gì đặc biệt không? Có bao nhiêu loại ghế ngồi và đâu là loại ghế tối ưu nhất cho công việc của bạn?
Những vấn đề trên đều liên quan đến Sáng tạo. Sáng tạo hiện diện trong mọi ngóc ngách, mọi khía cạnh của đời sống thường nhật. Nhiều người biết rằng Sáng tạo không chỉ dành riêng cho Nghệ thuật, nhưng để tin rằng bản thân có nguồn năng lượng sáng tạo dồi dào và biết cách tận dụng, không phải ai cũng làm được. “Creative Confidence - Tự tin sáng tạo” là cuốn sách giúp bạn khám phá điều đó.
Tác giả của cuốn sách này là hai anh em trong gia đình Kelly: Tom và David Kelly.
David Kelly, có bằng Tiến sĩ của Trường Kỹ thuật Thayer (ĐH Dartmouth) và Trung tâm Nghệ thuật Pasadena; ông là một trong những người sáng lập của IDEO - một công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và phát triển sản phẩm, nơi các tập đoàn lớn như Microsoft, Apple, Samsung… thường tìm đến. Ông cũng là người sáng lập d.School - Viện Thiết kế của Đại học Stanford.
Trong khi đó, Tom Kelly là cộng sự tại IDEO và là tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng khác là “Nghệ thuật đổi mới” và “Mười khuôn mặt của sự đổi mới” bên cạnh “Tự tin sáng tạo”. Ông cũng dạy tại Đại học Tokyo và trường Kinh doanh Haas - Đại học California Berkeley.
Niềm đam mê và mục tiêu cao cả.
“Creative confidence - tự tin sáng tạo” là sản phẩm của việc David vượt qua căn bệnh ung thư, kết hợp với kinh nghiệm sáng tạo và ý định cao cả của cả hai anh em: “Truyền đạt thông điệp của mình cho nhiều người hơn. Tạo điều kiện cho các nhà cách mạng tương lai theo đuổi đam mê của họ. Hỗ trợ cá nhân và tổ chức khai phóng toàn bộ tiềm năng của họ - và xây dựng niềm tin sáng tạo của riêng họ”.
Hành trình khám phá lòng tự tin sáng tạo.
Cuốn sách này bao gồm 8 chương, đưa chúng ta từ nhận thức đến hành động, từ quan điểm cũ đến cái nhìn mới mẻ, đúng đắn và tích cực hơn về sức sáng tạo của con người. Trên 300 trang sách, tác giả kể những câu chuyện thú vị về những người thành công và thất bại ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó đưa bạn đến một khía cạnh của Sáng tạo, rất tự nhiên, thuyết phục và truyền cho bạn một niềm tin đáng kinh ngạc.
Chương 1. Sự chuyển đổi. Từ tư duy thiết kế đến lòng tự tin sáng tạo.
Với những người làm việc trong lĩnh vực thiết kế hoặc các lĩnh vực tương tự, thuật ngữ “tư duy thiết kế” có thể không còn xa lạ, nhưng tên gọi của nó đã thể hiện sự cần thiết về sự cách tân liên tục. Dù bạn có quen với khái niệm này bao lâu, thì việc áp dụng nó vẫn cần sự sáng tạo đổi mới. Đó là một phương pháp, một cách tiếp cận để hiểu nhu cầu của con người và đưa ra giải pháp mới dựa trên các công cụ và tư duy như các chuyên gia thiết kế. Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một logo hay một sản phẩm, việc áp dụng phương pháp này còn giúp giải quyết các thách thức trong các vấn đề cá nhân, xã hội, kinh doanh… theo nhiều cách sáng tạo.
Bằng cách giới thiệu về “tư duy thiết kế”, “tư duy sáng tạo”, và “tư duy cầu tiến” trong chương đầu tiên của cuốn sách, Tom và David dần dần khích lệ chúng ta tin vào khả năng sáng tạo của bản thân mình. “Tự tin vào khả năng sáng tạo của bạn chính là yếu tố quan trọng nhất của sự đổi mới.”
Chương 2. Tự Tin. Vượt qua Nỗi Sợ đến Can Đảm
Bắt đầu với câu chuyện về ‘phương pháp điều trị chứng sợ rắn’ của Giáo sư Bandura tại Đại học Stanford, Tom và David miêu tả cách loại bỏ nỗi sợ dần dần qua những bước nhỏ, kết hợp với các kiểm chứng thực tế. Họ phát hiện rằng nghi ngờ về khả năng của một người có thể được vượt qua bằng cách trải qua nhiều thành công nhỏ. “Một trong những con rắn đáng sợ nhất trong phòng là nỗi sợ thất bại, thể hiện dưới dạng nỗi sợ bị phê phán, nỗi sợ bắt đầu và nỗi sợ những điều chưa biết. Mặc dù nỗi sợ thất bại đã được đề cập rất nhiều nhưng nó vẫn là một trở ngại lớn nhất mà con người phải đối mặt nếu muốn sáng tạo thành công”.
Chương 3. Sáng Tạo Bất Tận. Từ Tưởng Tượng đến Sự Hiện Thực
Trong chương này, bạn sẽ khám phá các chiến lược để tạo ra những giải pháp mới mẻ.
Thỉnh thoảng, chỉ cần thay đổi quan điểm, chúng ta có thể đưa ra nhiều giải pháp mới […] Tuy nhiên, những giải pháp thực sự xuất phát từ việc chìm đắm vào thế giới và tìm kiếm sự đồng cảm với những người mà bạn muốn cải thiện cuộc sống của họ.
Chương 4. Bước Đi. Từ Kế Hoạch đến Hành Động
Với lòng tự tin đã có, điều quan trọng là biến nó thành hành động. Có rất nhiều câu chuyện, lời khuyên hữu ích để hành động hiệu quả, nhưng một trong những điều quan trọng đầu tiên là đừng làm một kẻ quan sát thụ động, phải luôn ở tư thế sẵn sàng.
Chương 5. Khám Phá. Từ Trách Nhiệm đến Niềm Đam Mê
Chương 5 mang lại cho bạn những suy nghĩ sâu hơn về nghề nghiệp, về niềm đam mê, về con đường mà bạn chọn. Ở đó có những khó khăn, có những lo lắng và cả những bất ngờ thú vị nữa.
Chương 6. Đội Ngũ. Tinh Thần Tự Tin và Sáng Tạo của Nhóm
Tại IDEO và d.school, chúng tôi thường không chỉ trích mạnh mẽ ý tưởng hoặc công việc của người khác. Thay vào đó, chúng tôi luôn tìm cách cải thiện và biến chúng trở thành những ý tưởng tuyệt vời hơn. Điều này giúp chúng tôi duy trì sự sáng tạo thay vì làm gián đoạn quá trình tạo ra ý tưởng. Thay vì chỉ đơn giản là phê phán, trao đổi ý tưởng giữa các thành viên thường mang lại những ý tưởng mới và bất ngờ.
Trong môi trường làm việc nhóm, việc xây dựng lòng tự tin sáng tạo thực sự là rất quan trọng. Thay vì than phiền và phàn nàn, nhận ra giá trị của việc hợp tác và tạo ra điều mới mẻ có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta làm việc.
Cuốn sách 'Tự tin Sáng tạo' không chỉ là một cuốn sách, mà là một hành trình từ việc vượt qua nỗi sợ đến khám phá bản thân và đạt được thành công. Sự quan trọng của nó không chỉ đo lường bằng số lượng sách bán ra mà còn ở những sự thay đổi tích cực mà nó mang lại cho độc giả.
Chương kết thúc với lời nhắn từ tác giả, nhấn mạnh vào việc phát triển bản thân và khả năng làm việc nhóm. Chỉ khi chúng ta nắm vững bản thân và kết nối với đội nhóm, chúng ta mới có thể áp dụng những chiến lược đã học được.
Trước khi kết thúc, chương 7 đưa ra những thách thức cụ thể để đọc giả kiểm tra hiểu biết của họ và thực hành các kỹ năng từ cuốn sách. Đây là những trải nghiệm thú vị, giúp bạn rèn luyện và phát triển kỹ năng sáng tạo của mình. Cuộc sống cũng như vậy, luôn đầy thách thức và muốn thành công, bạn cần phải sẵn lòng và tự tin đối mặt với chúng.
Dù bạn tự cho mình là một ‘nhà sáng tạo bẩm sinh’ hay chỉ mới biết đến khái niệm tự tin sáng tạo, bạn đều có thể cái thiện khả năng hình thành ý tưởng mới nếu cho phép bản thân mình và những người xung quanh phạm sai lầm… Nhà đầu tư mạo hiểm Randy Komisar nói rằng sự khác biệt của những doanh nghiệp như Thung lũng Silicon không nằm ở thành công của họ mà ở cách họ giải quyết thất bại. Những nền văn hóa khuyến khích doanh nghiệp có xu hướng đề cao và thấu hiểu hơn về cái mà Komisar gọi là “Thất bại mang tính xây dựng.
(Chương 2. Dám. Từ nỗi sợ đến lòng can đảm)
Thử thách sáng tạo số 2: Tăng cường đầu vào sáng tạo của bạn
Bất kỳ ai nghiên cứu về giấc mơ cũng sẽ bảo với bạn rằng nếu muốn nhớ lại giấc mơ, bạn cần có một quyển nhật ý giấc mơ ngay bên giường. Ngay khi vừa thức giấc – dù là nửa đêm hay sáng sớm – bạn nên ghi nhận giấc mơ trước khi chúng trôi đi. Điều này cũng đúng với những “giấc mộng giữa ban ngày của bạn, những ý tưởng một phần hay trọn vẹn, những suy nghĩ vụt lóe về tương lai khả dĩ. Nếu bạn muốn tối đa hóa đầu vào sáng tạo, đừng dựa dẫm vào trí nhớ ngắn hạn.
Thậm chí nếu chưa bao giờ trải nghiệm 15 phút nổi tiếng của Andy Warhol bạn cũng đã có những thời khắc huy hoàng của riêng mình vào lúc này hay lúc khác. Khi điều đó xảy ra hãy cố ghi chép ý tưởng của bạn ngay lập tức vì trí nhớ ngắn hạn của bạn chỉ có thể lưu trữ một suy nghĩ trong 15 đến 30 giây. Một cách đơn giản để có thể thêm nhiều ý tưởng trong kho vũ khí của bạn là bắt đầu ghi chép mỗi khi chúng xuất hiện.
Công cụ: 15 giây lung linh
Người tham gia: Đây là một nhiệm vụ độc lập
Thời gian: 10 phút hàng ngày
Dụng cụ: giấy, bút, hoặc một thiết bị kỹ thuật số để ghi chú
Hướng dẫn:
Khi bừng tỉnh một ý hay phát hiện điều thú vị, hãy ghi lại ngay. Phương tiện không quan trọng, quan trọng là tính tiện dụng. Chọn cách ghi phù hợp với phong cách và cá tính của bạn.
Dù công nghệ số tiện lợi, nhưng bút giấy vẫn đầy ưu điểm. Tom luôn cất bút và giấy gấp trong túi sau quần. Anh cũng để giấy trên bàn cạnh giường cùng bút sáng, sẵn sàng ghi chép ý tưởng bất cứ khi nào, ngay cả đêm khuya.
David để bút viết trong nhà vệ sinh để ghi lại ý tưởng trước khi chúng bay mất.
Brendan Boyle, một cộng sự của IDEO, đã thử nghiệm nhiều loại ví ý tưởng để lưu giữ suy nghĩ của mình.
Trên iPhone, bạn có thể dùng Siri để nhanh chóng ghi lại ý tưởng. Trên các nền tảng di động khác cũng có nhiều lựa chọn tương tự đang xuất hiện.
Máy tính xách tay hoặc máy tính bảng của bạn đều có các ứng dụng ghi chú phong phú. Tuy nhiên, bạn có thể khai thác nhiều tính năng hơn với các ứng dụng chuyên nghiệp như Evernote, được thiết kế đặc biệt để lưu trữ những ý tưởng.
Vì vậy, hãy tăng cơ hội chiến thắng trong cuộc đua chống lại việc mất ý tưởng. Khi bạn cố gắng ghi chú những khoảnh khắc sáng tạo, bạn sẽ ngạc nhiên trước số lượng ý tưởng tốt được ghi lại. Bộ não của chúng ta liên tục tạo ra kết nối giữa mọi người, vật thể và ý tưởng mà chúng ta tiếp xúc. Đừng bỏ lỡ những kiến giải ngẫu nhiên đó.
(Chương 7. Di chuyển. Lòng tự tin sáng tạo đi xa)
Cách tốt nhất để đạt được lòng tin vào khả năng sáng tạo là thực hành - từng bước một.
(Chương 8. Bước tiếp theo. Nuôi dưỡng lòng tin sáng tạo)
Tác giả: Kaylee Nguyễn - Học viện Sách