Trong thế giới nhiếp ảnh số tiên tiến ngày nay, chúng ta khó có thể tưởng tượng rằng việc bắt gặp tia sét trên bức ảnh có thể trở thành một sự đổi mới nghệ thuật, xứng đáng nhận giải thưởng. Nhiếp ảnh gia tài năng đằng sau kỳ tích này là William Jennings (1860-1940).
Ở đầu những năm 1890, William Jennings đã bắt đầu chứng minh rằng tia sét không chỉ đơn giản là một hình 'zig zag' như những gì các nghệ sĩ trước đó vẫn nghĩ.
Các lần thử nghiệm đầu tiên của Jennings thất bại vì chất nhũ tương (emulsions, một chất hỗ trợ tạo lớp nhạy sáng) trong việc chụp ảnh thời điểm đó không đủ nhạy, nhưng một năm sau những thử nghiệm đó, ông gặp may mắn khi John Carbutt, một nhà sản xuất phim tiên phong, đã sản xuất ra loại nhũ tương tốt hơn.
Trong một cơn bão vào buổi tối tháng 9 năm 1882, Jennings đã thành công chụp được bức ảnh tia sét được coi là đầu tiên trên thế giới nhờ vào sự kiên trì và không chùn bước sau một năm thử nghiệm thất bại. Vào năm 1885, tạp chí Khoa học Mỹ đăng tải nhiều bức ảnh chụp sét của Jennings, khiến các tờ báo địa phương tuyên bố ông là người đầu tiên ghi lại hiện tượng này bằng máy ảnh.
William Jennings, Bức ảnh ghi lại tia sét đầu tiên, ngày 02/09/1882, tại Philadelphia, Mỹ. Ảnh thuộc sở hữu của Viện Franklin, Philadelphia.
T. M. Easterly, Bức hình Daguerreotype của vệt sét, ngày 18/9/1847. Trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Missouri, St. Louis
Trong khoảng từ năm 1885 đến 1890, Jennings đã ghi lại đủ loại hình tia sét: sét hình dải ruy băng (ribbon lightning), sét xuất hiện sau đám mây và sét thẳng đứng.
William Jennings, Tia sét có hình dạng ruy băng, tháng 8/1887. Ảnh thuộc về George Eastman House, Rochester, New York.
William Jennings, Hiện tượng tia sét sau đám mây, năm 1885. Ảnh được bảo quản tại George Eastman House, Rochester, New York.
William Jennings, Sét đánh thẳng đứng với những nhánh sáng màu, năm 1890. Ảnh thuộc sở hữu của George Eastman House, Rochester, New York.
Thành công xuất sắc của Jennings đã mở ra cánh cửa cho những nghiên cứu sâu sắc về cấu trúc của tia sét. Dựa vào những bức ảnh này, các nhà khoa học có thể phân biệt được các loại phóng điện khác nhau của tia sét làm bầu trời nhiễm điện trong các cơn bão. Viện Franklin đã trao cho ông Huân chương Wetherill vào những năm 1930 để vinh danh những đóng góp quan trọng của ông cho sự tiến bộ của khoa học vật lý. Uỷ ban Giải thưởng của viện đã biên soạn một bản báo cáo phác thảo về các loại sét khác nhau mà Jennings đã ghi lại, cùng với các tấm ảnh tương ứng.
Tổng hợp thông tin từ Fi.edu, Journalpanorama.org