Trong lĩnh vực vật lý, bức xạ hay phát xạ là sự truyền dẫn năng lượng dưới dạng sóng hoặc hạt qua không gian hoặc qua môi trường vật chất. Bức xạ bao gồm các loại sau:
- Bức xạ điện từ: sóng radio, vi sóng, hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại, tia gamma,...
- Bức xạ hạt: bức xạ alpha, bức xạ beta,...
- Bức xạ âm thanh: sóng siêu âm, sóng âm thanh, sóng địa chấn,...
- Bức xạ hấp dẫn: sóng hấp dẫn.
Bức xạ thường được chia thành hai loại: ion hóa và không ion hóa dựa trên năng lượng của các hạt bức xạ. Bức xạ ion hóa có năng lượng trên 10 eV, đủ để ion hóa các nguyên tử và phân tử, phá vỡ các liên kết hóa học. Nguồn bức xạ ion hóa phổ biến bao gồm vật liệu phóng xạ phát ra α, β hoặc γ, tương ứng với hạt nhân heli, electron hoặc positron và photon. Các nguồn khác bao gồm tia X từ chụp X-quang y tế, muon, meson, positron, neutron và các hạt khác từ tia vũ trụ thứ cấp, được tạo ra khi tia vũ trụ sơ cấp tương tác với khí quyển Trái Đất.
Bức xạ gây ion hóa
Bức xạ có năng lượng đủ cao để ion hóa nguyên tử; tức là có thể 'đánh bật' electron ra khỏi nguyên tử, tạo thành các ion. Vì các tế bào sống, đặc biệt là DNA trong tế bào, có thể bị hư hại bởi quá trình ion hóa này, việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Bức xạ nền vi sóng vũ trụ
- Quang phổ điện từ
- Ô nhiễm phóng xạ
- Phóng xạ
Liên kết tham khảo
- Bức xạ trong Từ điển Bách khoa Việt Nam
- Bức xạ (vật lý) trong Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Radiation trên chương trình In Our Time của BBC. (Nghe tại đây)
- Trang web Giáo dục Công cộng của Health Physics Society
- Bức xạ Ion hóa và Radon Lưu trữ ngày 2012-11-01 tại Wayback Machine từ Tổ chức Y tế Thế giới
Bức xạ | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Bài viết chính |
| |||||||
Bức xạ và sức khỏe |
| |||||||
Tai nạn phóng xạ |
| |||||||
Bài viết liên quan |
|