1. Nên thăm bác sĩ để kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai
Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là cách tốt nhất để bạn nắm rõ về tình hình sức khỏe của mình, cũng như phát hiện ra những vấn đề có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Nhờ đó, bạn sẽ tăng cơ hội mang thai và sinh con khỏe mạnh hơn.
Cần thăm bác sĩ để kiểm tra sức khỏe trước khi mang thaiKhi đi kiểm tra sức khỏe, bạn cần cung cấp thông tin đầy đủ về tiền sử bệnh của bạn và gia đình, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, các loại thuốc bạn đang dùng và liệu bạn đã từng mang thai trước đây hay không.
Nếu chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày của bạn không phù hợp cho việc mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống và cần thiết sẽ điều trị bệnh để đảm bảo thai kỳ diễn ra mạnh khỏe.
Những người mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, co giật hoặc trầm cảm có thể gặp nhiều rủi ro khi mang thai. Nếu bạn muốn có thai trong khi tình trạng sức khỏe không ổn định hoặc mắc các vấn đề trên, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm giải pháp thích hợp giúp kiểm soát và cải thiện sức khỏe trước khi mang thai.
2. Nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là với bà bầu. Khi quyết định mang thai, việc nghiên cứu và lập kế hoạch cho một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho cả mẹ và em bé là cực kỳ quan trọng. Bạn có thể nhận được sự tư vấn chính xác nhất từ các chuyên gia dinh dưỡng.
Liệu phụ nữ có cần bổ sung vitamin trước khi mang thai không?
Nếu bạn dự định mang thai, hãy chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin. Việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh suốt thai kỳ và bé phát triển toàn diện hơn.
Ngoài việc bổ sung vitamin, phụ nữ cũng cần bổ sung axit folic để ngăn ngừa các dị tật thai nhi, đặc biệt là giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh.
3. Tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân trước khi mang thai
Thừa cân
Việc duy trì cân nặng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai. Phụ nữ có thừa cân hoặc béo phì khi mang thai có thể gặp phải những vấn đề nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, nguy cơ sinh non và tiền sản giật.
Ngoài ra, phụ nữ béo phì khi mang thai cũng dễ gây ra hội chứng Macrosomia, khiến cho trọng lượng của em bé tăng lên không bình thường và tăng nguy cơ chấn thương khi sinh, thậm chí có thể gây tử vong cho thai nhi trong một số trường hợp.
Tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân trước khi mang thaiNgoài ra, phụ nữ có thừa cân khi mang thai sẽ tăng nguy cơ sinh con dị tật. Lượng mỡ tích tụ trong cơ thể mẹ có thể gây khó khăn trong việc siêu âm và theo dõi nhịp tim của thai nhi.
Nếu có thừa cân, bạn nên giảm cân để sẵn sàng mang thai. Cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường vận động, tập luyện thường xuyên hơn.
Thiếu cân
Không chỉ thừa cân mà việc thiếu cân cũng có nguy hiểm với phụ nữ đang dự định mang thai. Phụ nữ quá gầy cũng có thể gặp rủi ro khi mang thai như tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân, tăng nguy cơ sinh non. Những em bé này có thể đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe khác trong cuộc sống sau này.
Vì sao phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt?
Sắt là yếu tố không thể thiếu đối với cơ thể phụ nữ khi mang thai. Sắt cần thiết để tạo ra máu để cung cấp oxy cho thai nhi. Mẹ bầu không cung cấp đủ sắt có thể gặp vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, đặc biệt là tình trạng thiếu máu và nguy cơ sinh non.
4. Lối sống và môi trường sống
Nếu bạn đang dự định mang thai, hãy duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học. Hút thuốc lá, uống rượu bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi sau này. Trong ba tháng đầu, nếu mẹ sử dụng các chất kích thích này, thai nhi sẽ dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ mắc dị tật.
Hãy sống trong một môi trường lành mạnh. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp tăng cơ hội mang thai. Một môi trường ô nhiễm có thể làm cho việc mang thai của phụ nữ trở nên khó khăn hơn hoặc nếu có thai thì có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Hãy hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như chì có trong son môi, thủy ngân từ cá biển, phóng xạ, thuốc trừ sâu,...
5. Tiêm vắc xin trước khi mang thai
Khi bạn định mang thai, hãy lên kế hoạch tiêm phòng một số loại vắc-xin cần thiết để ngăn ngừa một số loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi, thậm chí có thể gây dị tật cho thai nhi, như vắc-xin phòng cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu,...
Hãy tiêm vắc-xin khi sắp mang thai