Buổi học cuối cùng | |
---|---|
La dernière classe | |
Thông tin sách | |
Tác giả | Alphonse Daudet |
Quốc gia | Pháp |
Ngôn ngữ | tiếng Pháp |
Thể loại | Truyện ngắn |
Ngày phát hành | 1872 |
Buổi học chót (ban đầu bằng tiếng Pháp: La dernière classe) là một truyện ngắn trong tuyển tập truyện Kể ngày thứ hai của nhà văn người Pháp Alphonse Daudet (An-phông-xơ Đô-đê). Truyện kể về tình yêu nước và tình yêu ngôn ngữ dân tộc, cũng như sự yêu thích công việc giảng dạy của một người Pháp là thầy Hamel. Truyện này đã được sử dụng trong giảng dạy chương trình trung học cơ sở lớp 7 tại Việt Nam.
Bối cảnh sáng tác
Được viết trong thời kỳ Pháp thua cuộc trong cuộc chiến Pháp-Phổ (1870-1871). Pháp buộc phải nhượng lại hai vùng Alsace và Lorraine (An-dát và Lo-ren) cho Đức, buộc các trường phải dạy tiếng Đức thay vì tiếng Pháp. Do đó, các trường ở hai vùng này đã phải chuyển sang dạy tiếng Đức.
Nội dung truyện
Franz là một cậu bé ham chơi và lười học. Một lần, vì ngủ dậy muộn và chưa thuộc bài về phân từ, cậu định bỏ học và đi chơi ngoài cánh đồng. Tuy nhiên, cậu đã vượt qua được ý định đó và chạy đến lớp. Khi đến, cậu nhận ra lớp học có vẻ khác lạ: mọi người ngồi nghiêm chỉnh, dân làng ngồi phía sau lớp, có vẻ buồn rầu, và thầy giáo Hamel mặc bộ trang phục chỉ dùng cho những dịp trang trọng. Mặc dù cậu đến trường muộn nhưng thầy không mắng cậu mà rất hiền lành với cậu. Trong buổi học, thầy Hamel thông báo tin buồn: từ ngày mai chỉ dạy tiếng Đức ở trường và hôm nay là buổi học cuối cùng. Franz bàng hoàng. Cậu không thể hiểu được một quy tắc về phân từ, nhưng thầy Hamel không trách cậu mà tự thẹn với bản thân, chỉ trách bản thân đã không chăm chú hơn vào việc học. Suốt buổi học, cậu chăm chú lắng nghe giảng và cảm thấy hối hận vì trước đây đã lãng phí thời gian học tập. Thầy Hamel bắt đầu giảng về Tiếng Pháp, nhấn mạnh rằng đó là ngôn ngữ đẹp nhất trên thế giới - trong sáng nhất, hợp lý nhất; rằng chúng ta phải bảo vệ nó giữa chúng ta và không bao giờ quên nó, vì khi con người bị bắt làm nô lệ (hoặc khi một dân tộc rơi vào cảnh nô lệ), miễn là họ giữ vững ngôn ngữ (tiếng nói) của mình, họ coi như đã nắm giữ chìa khóa của chốn lao tù. Cậu kinh ngạc khi nhận ra mình đã hiểu bài vở đến như vậy, cậu cảm thấy thầy Hamel thật sự vĩ đại. Sau buổi học, thầy Hamel nhìn buồn. Thầy không thể nói lên được hết lời. Thầy cố viết to, nhấn mạnh mạnh mẽ câu: 'NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!'. Thầy xúc động đến nỗi không thể nói tiếp, chỉ có thể vẽ ra cho mọi người kết thúc buổi học.