1. Những nguyên nhân phổ biến gây ra buồn nôn ban đêm
Buồn nôn là tình trạng mà cơ thể cảm thấy không thoải mái, và có một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này, bao gồm:
Buồn nôn là biểu hiện không bình thường của cơ thể
Tâm trạng lo âu, căng thẳng
Lo âu căng thẳng cũng có thể dẫn đến buồn nôn ban đêm. Ngoài ra, trong các tình huống nguy hiểm, cơ thể tự sản xuất adrenaline để giải quyết vấn đề. Nhưng chất này cũng gây ra cảm giác buồn nôn.
Hơn nữa, tâm trạng xấu cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi tâm trạng không tốt, quá trình tiêu quá và trao đổi chất cũng bị trì hoãn, dẫn đến tích tụ chất độc trong cơ thể và gây ra buồn nôn ban đêm.
Tâm trạng lo âu, căng thẳng cũng sẽ gây ra buồn nôn ban đêm
Trào ngược dạ dày
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến buồn nôn ban đêm là trào ngược dạ dày. Khi gặp trào ngược dạ dày, bạn có thể cảm thấy đau nóng rát ở ngực và bụng. Dịch vị dạ dày sẽ lên thực quản, không thể tiêu hóa thức ăn, dẫn đến buồn nôn.
Trong quá trình trào ngược dạ dày, dịch vị tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc thực quản, gây tổn thương và cảm giác không thoải mái, bao gồm buồn nôn ban đêm. Hơn nữa, trào ngược dạ dày cũng ảnh hưởng đến quá trình co bóp của dạ dày, gây ra cảm giác buồn nôn.
Mảng thai
Phần lớn chị em phụ nữ khi mang thai đều gặp phải tình trạng ốm nghén. Mức độ ốm nghén có thể khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của thai phụ. Có nhiều giả thuyết cho rằng, trong thai kỳ, nội tiết tố trong cơ thể mẹ sẽ thay đổi. Cụ thể, cơ thể thai phụ sẽ tự sản xuất ra một lượng lớn hormone progesterone, hormone này làm các cơ của hệ tiêu hoá giãn ra, ảnh hưởng đến quá trình co bóp gây ra cảm giác buồn nôn ban đêm.
Ngoài ra, hormone này còn gây ức chế quá trình tiêu hoá, khó tiêu. Trong suốt thai kỳ, lượng hormone tiếp tục tăng ảnh hưởng đến việc thu nạp thức ăn của thai phụ.
Ốm nghén là tình trạng phổ biến mà hầu hết chị em phụ nữ khi mang thai đều gặp phải
Tác dụng phụ của thuốc
Buồn nôn ban đêm thường là dấu hiệu của tác dụng phụ từ các loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh,... Các chất kích thích trong thuốc này có thể gây co bóp dạ dày và gây ra trào ngược. Không chỉ gây buồn nôn, tác dụng phụ của thuốc còn có thể gây cảm giác cồn cào, khó chịu.
2. Phương pháp điều trị buồn nôn ban đêm hiệu quả
Buồn nôn ban đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống sinh hoạt của bạn. Vì vậy, điều trị tình trạng này là rất quan trọng. Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra buồn nôn, bao gồm:
Điều trị buồn nôn do lo lắng, căng thẳng
Lo lắng, căng thẳng là tình trạng tâm lý, vì vậy để điều trị buồn nôn hiệu quả, bạn cần thực hiện điều trị tâm lý. Điều trị tâm lý được xem là phương pháp hiệu quả và phổ biến. Các bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp để xác định nguyên nhân lo lắng và giúp bạn đối phó với chúng.
Ngoài việc áp dụng phương pháp tâm lý, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc để giảm tình trạng buồn nôn vào ban đêm. Việc sử dụng thuốc cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các biện pháp tâm lý có thể giúp người bệnh giảm bớt cảm giác buồn nôn do căng thẳng, lo lắng.
Phương pháp điều trị buồn nôn do trào ngược dạ dày
Khi gặp tình trạng buồn nôn do trào ngược dạ dày, điều quan trọng đầu tiên mà người bệnh cần lưu ý là áp dụng một chế độ ăn uống khoa học. Họ nên bổ sung đủ các loại thực phẩm như rau cải, củ quả, thịt nạc,... và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa axit hoặc tính hàn.
Vị trí nằm khi ngủ của người mắc bệnh trào ngược dạ dày có vai trò quan trọng. Điều chỉnh vị trí nằm có thể giúp giảm và ngăn chặn nguy cơ trào ngược dạ dày một cách hiệu quả. Thay vì nằm ngửa, việc nằm nghiêng về một bên, đặc biệt là về bên trái, sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày và làm giảm tình trạng trào ngược. Hơn nữa, việc nâng đầu khi nằm cũng giúp giảm cảm giác buồn nôn ban đêm một cách thoải mái.
Trong trường hợp bệnh nhẹ, việc tự điều trị tại nhà có thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều khó khăn, cần phải đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để được khám và điều trị. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc như thuốc chống axit, chống nôn, hoặc kháng sinh.
Qua những thông tin đã chia sẻ trong bài viết này, chắc chắn bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề buồn nôn ban đêm. Hiện tượng này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và giấc ngủ của người bệnh. Do đó, việc duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, việc tìm kiếm sự khám và điều trị chính xác tại các cơ sở y tế là hết sức cần thiết.