Hibiscus sabdariffa | |
---|---|
Cây bụt giấm ở Wave Hill, Bronx, New York, 2014, lá, hoa và bầu quả màu đỏ sẫm | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Malvales |
Họ (familia) | Malvaceae |
Chi (genus) | Hibiscus |
Loài (species) | H. sabdariffa |
Danh pháp hai phần | |
Hibiscus sabdariffa L., 1753 |
Búp giấm, còn được biết đến với tên gọi đay Nhật, lạc thần hoa, bụp, bụt giấm
Phần đài quả và lá của cây được sử dụng làm rau chua thay thế cho giấm. Cây có khả năng phát triển tốt trong nhiều loại đất, ưa đất đồi núi và khí hậu nóng ẩm. Đài hoa Bụp giấm có công dụng làm giảm co thắt cơ trơn, thư giãn tử cung, hạ huyết áp và có đặc tính kháng sinh, giúp trị ho và viêm họng. Dầu chiết từ hạt bụp giấm cùng với các chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Corynebacterium pyogenes, Staphylococcus aureus... và có khả năng kháng nấm với một số loài như aspergillus, trichophyton, cryptococcus... Thân cây cũng được sử dụng để lấy sợi.
Bụp giấm được trồng rộng rãi ở nhiều nơi tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Cây được trồng để lấy sợi, làm rau, làm thuốc, làm phẩm màu thực phẩm, v.v. Đài hoa còn có thể được dùng để nấu canh chua thay cho giấm (được gọi là Bụp giấm). Phương pháp phổ biến hiện nay là sử dụng đài để chế biến Siro, mang lại vị chua đặc trưng và màu đỏ rực rỡ (do chứa nhiều Vitamin C và Anthocyanin).
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |
---|---|
Năng lượng | 205 kJ (49 kcal) |
Carbohydrat | 11.31 g |
Chất béo | 0.64 g |
Protein | 0.96 g |
Vitamin | Lượng %DV |
Vitamin A equiv. | 2% 14 μg |
Thiamine (B1) | 1% 0.011 mg |
Riboflavin (B2) | 2% 0.028 mg |
Niacin (B3) | 2% 0.31 mg |
Vitamin C | 13% 12 mg |
Chất khoáng | Lượng %DV |
Calci | 17% 215 mg |
Sắt | 8% 1.48 mg |
Magnesi | 12% 51 mg |
Phosphor | 3% 37 mg |
Kali | 7% 208 mg |
Natri | 0% 6 mg |
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành, ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia. |
Thực hành trồng trọt
Trung Quốc và Thái Lan là những nước sản xuất chủ yếu, nắm giữ phần lớn nhu cầu toàn cầu. Sudan được biết đến với sản phẩm tốt nhất thế giới, tuy nhiên, sản lượng hạn chế và quy trình chế biến lạc hậu ảnh hưởng đến chất lượng. Các quốc gia như Mexico, Ai Cập, Senegal, Tanzania, Mali và Jamaica cũng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng, nhưng sản phẩm chủ yếu chỉ phục vụ thị trường nội địa.
Sự nhầm lẫn giữa Atiso và Bụp giấm
Nguồn gốc của tên gọi 'Atisô' đối với cây Bụp giấm vẫn chưa rõ ràng, và mục đích của việc này cũng không được xác định. Tuy nhiên, từ khoảng vài năm trước, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến. Một số trang web có thể đã cố tình hoặc do thiếu hiểu biết mà gây ra sự nhầm lẫn giữa hai loại cây. Trong khi hình ảnh mô tả cây Bụp giấm, thông tin về công dụng lại thuộc về cây Atiso (Artichoke - Cynara scolymus), cây được trồng bởi người Pháp tại Đà Lạt và hiện nay cũng được trồng ở Sapa, Tam Đảo để làm thuốc 'bổ gan'.
Thậm chí nhiều trang báo lớn tại Việt Nam như Zing News, Dân Trí, Tuổi Trẻ... cũng đã đưa tin sai lệch hoàn toàn về thông tin của Bụp giấm và Atiso, dẫn đến sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa hai loại cây này.