Business Development Manager (BDM - Giám Đốc Phát Triển Kinh Doanh) là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lý và phát triển hầu hết các chiến lược kinh doanh và là “cầu nối” quan trọng giữa bộ phận Marketing và Sales. BDM được coi là một bước quan trọng trong sự nghiệp của nhân viên kinh doanh. Vậy Business Developer Manager là gì? Công việc của BDM là gì? Yêu cầu tuyển dụng vị trí này ra sao? Tất cả sẽ được VietnamWorks tiết lộ chi tiết trong bài viết sau đây!
Business Development Manager (BDM – Giám Đốc Phát Triển Kinh Doanh) hay còn được gọi là Business Development Director là một vị trí quản lý cấp cao, có trách nhiệm trong việc quản lý và định hướng kinh doanh của một doanh nghiệp.
Business Development Manager là người kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, giữa bộ phận Marketing và bộ phận bán hàng. Ngoài ra, BDM còn hỗ trợ việc xây dựng các hồ sơ thầu, thúc đẩy bán hàng trong các thị trường mới.
Các Vai Trò của Business Development Manager Trong Doanh Nghiệp
- Quản Lý và Tổ Chức Đội Ngũ Kinh Doanh Bán Hàng Của Doanh Nghiệp.
- Nắm Bắt và Đề Xuất Những Giải Pháp Cụ Thể Trong Việc Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Đội Ngũ Nhân Viên, Đồng Thời Phát Huy Năng Lực Của Họ Trong Công Việc.
- Lãnh Đạo Đội Ngũ Của Phòng Kinh Doanh Tạo Ra Giá Trị và Doanh Số Cho Doanh Nghiệp.
- Xây Dựng Đội Ngũ Bán Hàng Vững Mạnh Cho Doanh Nghiệp.
Vai Trò và Trách Nhiệm Luôn Đi Đôi Với Nhau. Vậy Trong Doanh Nghiệp, Trách Nhiệm Của Một Business Development Manager Là Gì?
- Nghiên Cứu Thị Trường Để Tìm Ra Các Cơ Hội Mới, Mở Rộng Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.
- Phát Triển Chiến Lược Kinh Doanh Dựa Trên Cơ Hội Mới và Nguồn Nhân Lực, Vật Lực, Tài Chính Của Doanh Nghiệp.
- Xây Dựng Mối Quan Hệ Với Đối Tác và Khách Hàng Tiềm Năng Để Tăng Cường Khả Năng Tiếp Cận Thị Trường và Mở Rộng Mạng Lưới Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.
- Duy Trì và Giữ Mối Quan Hệ Tốt Đẹp Với Các Đối Tác Trong Kinh Doanh.
- Đưa Ra Đề Xuất và Thương Lượng Hợp Đồng Với Đối Tác và Khách Hàng, Đảm Bảo Thỏa Thuận Kinh Doanh Có Lợi Cho Cả Hai Bên.
- Đóng Góp Ý Tưởng Trong Việc Phát Triển Sản Phẩm/Dịch Vụ Mới Để Đáp Ứng Nhu Cầu Của Khách Hàng, Thị Trường và Cải Thiện Doanh Số Kinh Doanh.
- Quản Lý Các Dự Án Mới, Đảm Bảo Đúng Thời Hạn, Đạt Mục Tiêu và Đóng Góp Vào Tăng Trưởng Doanh Thu Của Doanh Nghiệp.
- Hỗ Trợ Các Bên Xây Dựng Chiến Lược Marketing.
Tiến Hành Nghiên Cứu Thị Trường Để Tìm Ra Các Cơ Hội Mới, Mở Rộng Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.
Sau Khi Hiểu Về Business Developer Manager, Bạn Cần Hiểu Về Công Việc Mà Vị Trí Này Đòi Hỏi. Khác Với Business Development Executive và Senior Business Development, Công Việc Của Một Business Development Manager Khá Rộng Lớn, Tùy Theo Quy Mô Của Tổ Chức. Dưới Đây Là Các Công Việc Chính Của Business Development Manager Được Tổng Hợp Từ Các Job Description Của Business Development Manager Trên Các Website Tuyển Dụng Trực Tuyến.
Là Người Đưa Ra Định Hướng, Chiến Lược Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp Nên Business Development Manager Cần Có Tầm Nhìn Dài Hạn. Để Xây Dựng Được Chiến Lược Kinh Doanh Phù Hợp, Giám Đốc Phát Triển Kinh Doanh Cần Hiểu Rõ Tiềm Năng Của Doanh Nghiệp, Nghiên Cứu Thị Trường, Và Nhu Cầu Của Khách Hàng.
Để Thích Ứng Với Sự Cạnh Tranh Khốc Liệt Của Thị Trường, BDM Cần Hiểu Rõ Thị Hiếu Của Thị Trường. Từ Đó Thực Hiện Các Giải Pháp Tìm Kiếm, Mở Rộng Thị Phần, Tạo Những Cơ Hội Phát Triển Mới, Giúp Doanh Nghiệp Tồn Tại Và Phát Triển Bền Vững.
Quản Lý Và Đào Tạo Nhân Viên Là Công Việc Quan Trọng Của Các Cấp Bậc Quản Lý Trong Doanh Nghiệp Và Business Development Manager Cũng Không Ngoại Lệ. Một Kế Hoạch Dù Có Khả Thi Và Tiềm Năng Đến Đâu Nếu Không Có Đội Ngũ Nhân Sự Thực Thi Tốt Thì Hiệu Quả Mang Lại Cũng Chỉ Là Con Số Không.
BDM Cần Quản Lý, Giảm Sát Và Đốc Thúc Kịp Thời Các Bộ Phận Thực Hiện Công Việc Theo Đúng Kế Hoạch Và Tiến Độ Đã Đề Ra. Bên Cạnh Đó, Họ Cũng Cần Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Những Nhân Sự Cốt Lõi Cho Doanh Nghiệp, Tạo Động Lực, Truyền Cảm Hứng Và Nâng Cao Tình Thần Làm Việc, Cống Hiến Của Nhân Viên.
BDM Là Người Bày Kế Hoạch, Chiến Lược Và Báo Cáo Kết Quả Về Doanh Thu, Lợi Nhuận Với Ban Lãnh Đạo (BOD) Nên Họ Phải Đối Diện Với Áp Lực Rất Lớn Từ Ban Lãnh Đạo. Vì Thế, Ứng Viên Ở Vị Trí Này Cần Có Bản Lĩnh Vững Vàng Và Kinh Nghiệm Vững Chãi, Chịu Được Sức Ép Lớn Để Chịu Trách Nhiệm Công Việc Cho Tập Thể, Thậm Chí Là Sự Sống Còn Của Một Doanh Nghiệp.
BDM Là Người Bày Kế Hoạch, Chiến Lược Và Báo Cáo Kết Quả Về Doanh Thu
Để Tiến Lên Vị Trí BDM, Ngoài Tìm Hiểu Business Developer Manager Là Gì, Các Công Việc Cần Đảm Nhận, Bạn Cần Có Những Tố Chất Và Rèn Luyện Cho Mình Những Kỹ Năng Sau Đây.
Là Một Người Lãnh Đạo Cấp Cao Trong Bộ Phận Phát Triển Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp, Business Development Manager Phải Có Kiến Thức Chuyên Môn Cao Để Đưa Ra Các Chiến Lược Và Dẫn Dắt Cả Đội Nhóm Đi Lên. Khi Có Kiến Thức Chuyên Môn Cao, Đem Lại Các Giá Trị Công Việc Cho Nhân Viên, Bạn Sẽ Được Họ Tin Tưởng, Nghe Theo.
Vì Vậy, Các Nhà Tuyển Dụng Business Development Manager Thường Yêu Cầu Ứng Viên Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hoặc Ngành Liên Quan Khác Trong Khối Ngành Kinh Tế Tại Các Trường Đại Học Với Tấm Bằng Cử Nhân/Thạc Sĩ/Tiến Sĩ.
Ở Vị Trí Giám Đốc Phát Triển Kinh Doanh, Bạn Sẽ Phải Thường Xuyên Tương Tác, Làm Việc Với Khách Hàng, Đối Tác, Nhiều Bộ Phận Khác Nhau. Do Đó, Kỹ Năng Giao Tiếp Đặc Biệt Quan Trọng Với BDM, Giúp Truyền Đạt Thông Tin Rõ Ràng, Chính Xác Và Thuyết Phục Các Đối Tác, Khách Hàng.
Trong Quá Trình Triển Khai Các Chiến Lược Kinh Doanh, Các Sự Cố Vấn Đề Phát Sinh Là Điều Không Thể Tránh Khỏi. Lúc Này BDM Phải Nhanh Chóng Nhận Ra Vấn Đề Và Kịp Thời Đưa Ra Hướng Giải Quyết, Xử Lý Phù Hợp, Đảm Bảo Hoạt Động Kinh Doanh Diễn Ra Trơn Tru Và Không Gây Ảnh Hưởng Đến Khách Hàng, Doanh Nghiệp.
Bất Cứ Một Nhân Sự Nào Làm Việc Ở Bộ Phận Phát Triển Kinh Doanh Đều Phải Có Tầm Nhìn Lớn Để Mở Rộng, Phát Triển Thị Trường. Việc Nắm Bắt Xu Thế Mới Nhanh Nhạy Sẽ Giúp Ích Rất Nhiều Cho BDM Trong Việc Đưa Ra Các Chiến Lược Kinh Doanh Phù Hợp. Bên Cạnh Đó, BDM Cũng Cần Có Khả Năng Đọc Vị Khách Hàng, Hiểu Họ Đang Muốn Gì Để Đề Xuất Giải Pháp Phù Hợp.
Đây Là Kỹ Năng Mà Bất Cứ Một Nhà Lãnh Đạo Hay Trưởng Nhóm Nào Đều Phải Có. Với Vị Trí Cần Có Tầm Nhìn, Lên Các Kế Hoạch Dài Hạn Cho Doanh Nghiệp Như BDM, Kỹ Năng Lên Kế Hoạch Càng Trở Nên Quan Trọng.