Những ý tưởng sáng tạo từ năm 1945
Tiến sĩ Vannevar Bush, lúc ấy đang làm Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển Khoa học. Đối mặt với vấn đề của những nhà khoa học khi quá tải thông tin, ông đã kêu gọi họ chuyển sang nhiệm vụ lớn hơn - làm thế nào để tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn.
Trong nghiên cứu “As We May Think”, tiến sĩ đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo về công nghệ khoa học, bao gồm máy quét tài liệu, hệ thống lưu trữ bộ nhớ, màn hình cảm ứng,... và đặc biệt, ông còn đề cập đến một thiết bị mới - bút cảm ứng.
Từ những năm 1950 đến 1970, máy tính vẫn chưa thực sự phổ biến. Nhưng từ năm 1955, bút cảm ứng đã xuất hiện và được sử dụng để tăng độ chính xác so với việc sử dụng ngón tay khi tương tác với màn hình. Nguyên mẫu bút cảm ứng đầu tiên xuất hiện từ dự án nghiên cứu của quân đội Mỹ, được phát triển bởi MIT.
Huyền thoại PDA
Nếu nhắc đến những đàn anh của bút cảm ứng, không thể không kể đến huyền thoại PDA. PDA, hay Personal Digital Assistant, là những sản phẩm di động kích thước túi xách thường đi kèm với bút cảm ứng. Trong năm 1992, IBM Simon giới thiệu PDA đầu tiên, chiếc điện thoại thông minh tiên phong tích hợp màn hình cảm ứng và bút cảm ứng. Không có bất kỳ nút vật lý nào ở mặt trước, điều này đồng nghĩa mọi thao tác đều phải thực hiện bằng chiếc bút đi kèm.
Màn hình sử dụng công nghệ điện trở, bút Stylus tương tác thông qua cảm biến áp lực với màn hình. Khi bút chạm vào, màn hình co rút nhẹ và các mạch dưới cảm nhận tín hiệu. Để điều khiển màn hình, người dùng sử dụng bút mảnh, nhỏ nhưng có áp lực lớn.