Người Úc thường gọi chúng với một cái tên trìu mến là “salties”. Tuy nhiên 'Toothy' có lẽ sẽ là một thuật ngữ, một cái tên thích hợp hơn để miêu tả chúng vì những loài động vật này tạo ra lực cắn mạnh nhất thế giới.
Kangal, loài chó nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, có lực cắn mạnh nhất trên hành tinh với lực cắn lên đến 743 psi.
Tuy nhiên, cá sấu nước mặn (Crocodylus porosus) mới thực sự là loài chiếm ưu thế khi nói đến sức mạnh tuyệt đối của hàm. Thường được mệnh danh là 'khủng long sống', những kẻ săn mồi đỉnh cao này sở hữu lực cắn có thể làm gãy xương và nghiền nát con mồi một cách dễ dàng.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi cá sấu nước mặn là loài cá sấu lớn nhất còn tồn tại trên Trái Đất. Trung bình, cá sấu nước mặn đực đạt chiều dài 17 feet (5,2 m) và nặng khoảng 1.000 pound (450 kg). Tuy nhiên, các nhà sinh vật học đã từng tìm thấy những mẫu vật dài 23 feet (7 m) và nặng 2.200 pound (1000 kg).
Và vết cắn của chúng cũng thực sự phù hợp với kích thước khổng lồ của loài động vật này. Trong một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí
Cá sấu nước mặn là loài cá sấu lớn nhất còn tồn tại trên trái đất. Ảnh: Vanrenterghem
Cần chú ý rằng một số nguồn, trong đó có Wikipedia, coi cá sấu sông Nile là loài có lực cắn mạnh nhất. Brady Barr, nhà thám hiểm và nhà bò sát học của National Geographic, đã thực hiện một thí nghiệm đo lực cắn của một con cá sấu sông Nile hoang dã bằng cách mặc một bộ đồ đặc biệt để tự bảo vệ khi tiếp cận con vật.
Bộ đồ này kết hợp một thiết bị để đo lực mà cá sấu tác động khi cố cắn bộ đồ. Barr báo cáo rằng lực cắn đo được là 22 kN (khoảng 5.000 psi). Tuy nhiên, thí nghiệm này chưa được công bố trong tạp chí khoa học đánh giá nên theo nghiên cứu đã được kiểm chứng, cá sấu nước mặn mới là loài có lực cắn mạnh nhất.
Cá sấu nước mặn hiện đại là loài cá sấu duy nhất trong bộ cá sấu không có vảy lớn sau gáy nên còn được gọi là 'cá sấu cổ trần'. Da của chúng có màu xám hoặc nâu sần sùi với các đốm đen hoặc vàng. Cá sấu nước mặn có tứ chi mạnh mẽ và hàm răng sắc nhọn, có thể dễ dàng cắn và tóm gọn con mồi.
Tìm thấy trong môi trường sống nước mặn, vùng đất ngập nước và các con sông từ bờ biển phía đông Ấn Độ, khắp Đông Nam Á và xuống bờ biển phía bắc Australia, cá sấu nước mặn có hộp sọ độc đáo được điều chỉnh đặc biệt để tạo ra lực cắn cực lớn. Cơ hàm khổng lồ kết hợp với cơ chế đóng mạnh mẽ, cho phép chúng kẹp chặt con mồi với sức mạnh vô song. Ngoài ra, những chiếc răng hình nón sắc nhọn của chúng được thiết kế hoàn hảo để đâm thủng và xé thịt, khiến chúng trở thành thợ săn hiệu quả trong môi trường nước.
Tuy nhiên, những chiếc răng này không được thiết kế để nhai, vì vậy cá sấu nước mặn thường nuốt chửng toàn bộ con mồi. Chế độ ăn của nó bao gồm nhiều loại sinh vật như cá, động vật không xương sống, chim, bò sát và động vật có vú. Ngoài ra, đã được ghi nhận trường hợp tấn công con người ở Ấn Độ và Indonesia.
Cá sấu nước mặn “Lolong” – con cá sấu lớn nhất từng bị bắt trong tự nhiên với tổng chiều dài 6,17 m (hơn 20 ft) và nặng 1.075 kg (2370 lb). Ảnh: Lara Mesoga
Và trong quá trình nghiên cứu vào năm 2012 đã cung cấp một phép đo cụ thể, nhưng sức mạnh thực sự của vết cắn cá sấu nước mặn vượt xa những con số thô sơ đó. Sức mạnh cắn mạnh mẽ như vậy đã phát triển hữu ích cho cá sấu nước mặn trong vai trò là kẻ săn mồi đỉnh cao, cho phép chúng chinh phục và khuất phục ngay cả những con mồi mạnh mẽ nhất, đảm bảo sự sống sót và thống trị của chúng trong hệ sinh thái. Những gã khổng lồ sinh tồn từ thời tiền sử đến hiện đại này đã được ghi nhận là săn mồi những động vật lớn như trâu và thậm chí cả cá mập - cá sấu nước mặn còn được mệnh danh là những vận động viên bơi lội cừ khôi và thường được phát hiện ở xa bờ.
Mặc dù sở hữu sức mạnh ấn tượng, nhưng cá sấu nước mặn vẫn đối mặt với những mối đe dọa đáng kể do mất môi trường sống và bị săn bắn. Những sinh vật tuyệt vời này được xem là 'dễ bị tổn thương' trong Danh sách Đỏ của IUCN, nhấn mạnh sự cần thiết của các nỗ lực bảo tồn để bảo đảm sự tồn tại liên tục của chúng.