Ví của bạn sẽ trở nên dày hơn nếu thử áp dụng phương pháp tiết kiệm qua phong bì, kế hoạch 365 ngày, hoặc 52 tuần.

Ở tuổi 30, Quan Thiếu Văn Quan Quan, một nhân viên truyền thông, MC, nhà sáng tạo nội dung, KOL, YouTuber, và podcaster tại Đài Loan, đã sở hữu hai căn nhà và phát hành cuốn sách mang tên 'Đừng ghen tị với sự thành công của người khác, hãy nỗ lực để thành công của chính mình!'
1. Sử dụng phong bì để quản lý chi tiêu
Quan chia sẻ rằng với mức lương hàng tháng là 30.000 tân Đài tệ, anh sẽ rút toàn bộ tiền mặt và phân chia chúng vào các phong bì theo mục đích như chi tiêu hàng tháng, tiền thuê nhà, đi lại, bảo hiểm, và tiết kiệm. Anh chỉ dùng tiền trong phong bì chi tiêu hàng tháng và để phần còn lại cho tiết kiệm nếu không dùng hết.
Anh cho biết: 'Dĩ nhiên, tôi cũng đặt ra những mục tiêu để tự thưởng. Ví dụ, khi quỹ du lịch đạt trên 50.000 tân Đài tệ, tôi sẽ cùng bạn bè thực hiện chuyến du lịch nước ngoài 4 ngày 3 đêm để ăn mừng.'
2. Phương pháp tiết kiệm 365 ngày
Phương pháp tiết kiệm 365 ngày rất phổ biến trên mạng. Vào ngày đầu tiên của năm 2024, bạn bắt đầu tiết kiệm 1 xu. Ngày tiếp theo bạn tiết kiệm 2 xu, ngày sau đó là 3 xu... Cứ tiếp tục như vậy, đến ngày cuối cùng của năm, bạn sẽ cần để dành 365 xu. Tổng số tiền tiết kiệm được sau một năm (365 ngày) là 66.795 xu.
Công thức để tính số tiền tiết kiệm theo phương pháp này là:
Số tiền tiết kiệm trong 365 ngày = Số tiền tiết kiệm ngày đầu x 66.795
Thay vì sử dụng '1 xu', bạn có thể chọn đơn vị khác phù hợp như 10 nghìn đồng, 100 nghìn đồng... tùy vào khả năng tài chính của bạn. Nếu lo lắng việc tiết kiệm quá căng thẳng vào cuối năm, bạn có thể 'nhảy chọn', tức là lựa chọn một ngày và gửi số tiền tùy theo cảm xúc.
3. Phương pháp tiết kiệm trong 52 tuần
Nếu bạn cảm thấy phương pháp tiết kiệm 365 ngày quá phức tạp, bạn có thể thử phương pháp tiết kiệm 52 tuần. Thay vì tiết kiệm hàng ngày, bạn sẽ tiết kiệm theo tuần với số tiền điều chỉnh theo từng tuần.
Bạn có thể bắt đầu với việc tiết kiệm 10 xu trong tuần đầu tiên, 20 xu ở tuần thứ hai, và tiếp tục tăng dần đến 520 xu ở tuần thứ 52. Nếu lo lắng về việc tiết kiệm có thể trở nên căng thẳng vào cuối năm, bạn có thể để dành tiền theo cảm xúc vào một số tuần trong năm.
Nếu bạn thấy phương pháp tiết kiệm này đã lỗi thời, hãy thử cách hiện đại hơn như gửi góp. Đây là phương thức gửi tiền linh hoạt qua nhiều ứng dụng ngân hàng, cho phép bạn gửi tiền vào sổ bất kỳ lúc nào bạn muốn.
Hằng Trần (Theo 518)