Thiết bị đeo thông minh, từ đồng hồ thông minh đến vòng theo dõi sức khỏe, ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hằng ngày với nhiều chức năng như theo dõi nhịp tim, giấc ngủ và mức oxy trong máu. Dù nghiên cứu chỉ ra rằng những thiết bị này có thể khuyến khích lối sống lành mạnh và gia tăng hoạt động thể chất, nhưng cũng không thể không nhắc đến mặt trái của chúng, đó là sự lo âu mà chúng gây ra.
Theo một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (Journal of the American Heart Association), việc sử dụng thiết bị theo dõi sức khỏe như vòng tay hay đồng hồ thông minh để giám sát các bệnh lý tim mạch có thể làm người dùng lo lắng hơn về sức khỏe của họ. Đặc biệt, những ai theo dõi nhịp tim không đều (như rung nhĩ) thường dễ bị ám ảnh bởi các chỉ số thu thập được.
Kate Miskevics, chuyên gia tâm lý với nhiều năm kinh nghiệm điều trị lo âu, cho rằng việc theo dõi thông số sức khỏe có thể là động lực để mọi người đạt được mục tiêu thể chất, nhưng nó cũng có thể dẫn đến ám ảnh không lành mạnh. Những con số từ thiết bị có thể trở thành nỗi ám ảnh, khiến người dùng không ngừng kiểm tra và từ đó dẫn đến lo âu không cần thiết.
Theo chuyên gia về lo âu Joanna Hardis, việc liên tục theo dõi một điều gì đó sẽ “huấn luyện” não bộ chúng ta lo lắng nhiều hơn về nó. Đây là lý do mà nhiều người dùng thiết bị đeo thông minh rơi vào vòng lặp lo âu, liên tục kiểm tra thiết bị và lo lắng về những gì họ thấy.
Theo một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (Journal of the American Heart Association), việc sử dụng thiết bị theo dõi sức khỏe như vòng tay hay đồng hồ thông minh để giám sát các bệnh lý tim mạch có thể làm người dùng lo lắng hơn về sức khỏe của họ. Đặc biệt, những ai theo dõi nhịp tim không đều (như rung nhĩ) thường dễ bị ám ảnh bởi các chỉ số thu thập được.
Kate Miskevics, chuyên gia tâm lý với nhiều năm kinh nghiệm điều trị lo âu, cho rằng việc theo dõi thông số sức khỏe có thể là động lực để mọi người đạt được mục tiêu thể chất, nhưng nó cũng có thể dẫn đến ám ảnh không lành mạnh. Những con số từ thiết bị có thể trở thành nỗi ám ảnh, khiến người dùng không ngừng kiểm tra và từ đó dẫn đến lo âu không cần thiết.
Theo chuyên gia về lo âu Joanna Hardis, việc liên tục theo dõi một điều gì đó sẽ “huấn luyện” não bộ chúng ta lo lắng nhiều hơn về nó. Đây là lý do mà nhiều người dùng thiết bị đeo thông minh rơi vào vòng lặp lo âu, liên tục kiểm tra thiết bị và lo lắng về những gì họ thấy.
Dù vậy, số lượng người dùng thiết bị đeo thông minh vẫn không ngừng tăng lên. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, gần một phần năm người trưởng thành ở Mỹ đang sử dụng đồng hồ thông minh hoặc vòng theo dõi sức khỏe một cách thường xuyên. Vậy làm thế nào để giảm bớt lo âu khi sử dụng những thiết bị này?
Một trong những biện pháp được các chuyên gia khuyến nghị là thay đổi cách thức sử dụng. Nếu bạn sử dụng thiết bị để luyện tập cho một cuộc thi chạy bộ 5-10 km thì đó là một điều tốt, nhưng nếu bạn trở nên ám ảnh với từng dao động nhịp tim, thì có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét lại mối quan hệ của mình với thiết bị đó.
Bạn cũng nên điều chỉnh các cài đặt thông báo để giảm thiểu sự phân tâm và tạo ra khoảng thời gian “không công nghệ”. Điều này giúp người dùng tạm thời xa rời công nghệ, cải thiện sức khỏe tinh thần và giữ sự tập trung vào những điều quan trọng hơn.
Nếu bạn cảm thấy mình đang bị cuốn vào việc kiểm tra thiết bị quá nhiều, hãy thử thực hành cách “dừng lại”. Hãy chú ý đến những gì bạn đang cảm nhận, như âm thanh xung quanh, mùi hương, hoặc cảm giác dưới chân mình. Những phương pháp này sẽ giúp não bộ bạn quay lại với thực tại và tránh bị cuốn vào lo âu không cần thiết.
Cuối cùng, giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp “nạp năng lượng” cho não bộ. Thay vì dựa vào thiết bị để đo lường giấc ngủ, hãy chú ý đến thói quen hàng ngày của bạn. Nếu bạn cần đồng hồ báo thức để thức dậy, có lẽ bạn chưa ngủ đủ giấc.
Mặc dù thiết bị đeo mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc tìm kiếm sự cân bằng giữa công nghệ và việc sống tỉnh thức là rất quan trọng để không đánh đổi sức khỏe tinh thần của chính mình. Dữ liệu rất cần thiết và hữu ích, nhưng chúng ta không nên quá phụ thuộc vào nó đến mức quên rằng mình vẫn là con người.
Bạn có bị ám ảnh bởi các thông số trên thiết bị đeo của mình không? Hãy bình luận bên dưới nhé.
Theo NatGeo.