Tiếp theo chuỗi bài về cấu trúc/ sườn bài văn trong bài đọc IELTS. Bài viết này sẽ đưa ra tiếp các dạng outline khác kèm theo ví dụ. Bài viết này sẽ tiếp tục bài về các cấu trúc:
Cấu trúc bài Sinh học về 1 giống loài
Cấu trúc phân tích 1 kiến trúc, kỹ thuật, công trình có giá trị cao, tân tiến
Cấu trúc bài trong các lĩnh vực khoa học xã hội
Key Takeaways |
---|
Việc hiểu được cấu trúc, sườn bài (outline) bài đọc trong IELTS sẽ giúp người học hiểu rõ nội dung bài hơn, ứng dụng kỹ năng active reading, liên kết với bài hơn việc đọc thuần tuý, và xác định vị trí thông tin nhanh chóng hơn. Các cấu trúc bài đọc từ 2 quyển luyện đề của Cambridge bao gồm:
Bài viết phân tích, giải thích từng loại cấu trúc, đưa ra outline bài mẫu, và ứng dụng vào các cách trả lời câu hỏi và chiến thuật làm bài. |
Đề cương bài sinh học về một giống loài
Bài viết thường bắt đầu bằng việc giới thiệu con vật, các thông tin về tên khoa học, chủng loài, tập tính sinh sản, săn mồi, thói quen ăn uống, sinh sống, sau đó là tầm quan trọng của nó đến hệ sinh thái, môi trường, và tiếp theo đó là những vấn đề cần giải quyết như nạn tuyệt chủng hoặc sự suy giảm số lượng.
Mẫu đề cương ví dụ
Passage 1, Test 3, Cam 17
The Thylacine (Chó sói túi)
I. Giới thiệu: Mô tả về chó sói túi, một loài thú có túi đã tuyệt chủng còn được gọi là hổ Tasmania
II. Bề ngoài, đặc tính vật lý: Phân biệt các đặc điểm, kích thước, môi trường sống, tập tính kiếm ăn và chiến lược săn mồi của chó sói
III. Nhân giống, sinh sản, và phân phối
Thói quen sinh sản của chó sói túi, bao gồm cả những con non của nó
Phân bố rộng rãi và tuyệt chủng của nó 4.000 năm trước
IV. Sự tuyệt chủng của Thylacine
Các yếu tố dẫn đến sự tuyệt chủng của thylacine
Vai trò của con người, chó hoang, mất môi trường sống và con mồi, và bệnh tật trong sự tuyệt chủng của chó sói
V. Nỗ lực bảo tồn Thylacine
Nỗ lực bảo tồn chó sói túi trong điều kiện nuôi nhốt
Ít áp lực công cộng để bảo tồn chó sói túi
Sự bảo vệ chính thức do chính phủ Tasmania đưa ra trước khi cá thể cuối cùng được biết đến qua đời vào năm 1936
VI. Phần kết luận: Thylacine tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1986, mặc dù có nhiều cuộc thám hiểm và tìm kiếm
Áp dụng trong việc trả lời câu hỏi
Các dạng bài này thường đi kèm loại câu hỏi Điền từ và True False Not Given. Điền từ sẽ hỏi về các thông tin đặc tính sinh học của con vật và 1 hoặc nhiều nghiên cứu liên quan.
Các bài khác có cấu trúc tương tự
Cấu trúc bài tương tự: Bài Passage 1, Test 4, Cambridge IELTS 17
Bats to the rescue (Dơi đến giải cứu)
I. Giới thiệu
Lúa, cây trồng chính của Madagascar, đang tàn phá rừng một cách nhanh chóng.
Côn trùng phá hoại mùa màng, gây mất rừng.
Một số loài dơi ăn côn trùng đang phát triển mạnh và cung cấp khả năng kiểm soát dịch hại quan trọng.
II. Tầm quan trọng của dơi Madagascar
Một phần năm động vật có vú ở Madagascar là loài dơi.
Hòn đảo này có 36 loài dơi, khiến nơi đây trở thành điểm nóng bảo tồn dơi.
III. Nghiên cứu về tập tính ăn uống của dơi
Một nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà động vật học Ricardo Rocha đứng đầu đã phát hiện ra rằng một số loài dơi bản địa đang sử dụng phương pháp điều chỉnh môi trường sống để săn côn trùng trên các cánh đồng lúa của đất nước.
Sáu loài dơi ăn sâu bướm và sâu tơ hại lúa.
Hoạt động của dơi trên ruộng lúa cao hơn nhiều so với trong rừng liên tục, cho thấy dơi thích những hệ sinh thái nhân tạo này hơn.
Theo phân tích DNA, tất cả sáu loài dơi đều ăn côn trùng gây hại quan trọng về mặt kinh tế đối với cà phê, mía, hạt mắc ca và trái cây họ cam quýt.
IV. Lợi ích kiểm soát dịch hại của dơi: Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên cho thấy dơi có thể tăng năng suất cây trồng và thúc đẩy sinh kế bền vững ở Madagascar.
V. Các lợi ích khác của dơi
Dơi Malagasy ăn sâu hại mùa màng, muỗi, ruồi đen và côn trùng mang mầm bệnh.
Người dân địa phương dựa vào dơi để cung cấp protein khi khan hiếm thức ăn.
Dơi tượng trưng cho hang thiêng, tổ tiên trong văn hóa của người dân.
VI. Vấn đề về dơi Madagascar
Quần thể dơi có thể suy giảm do nạn phá rừng làm giảm số lượng dơi trú ngụ.
Rocha và các đồng nghiệp muốn có nhiều nghiên cứu hơn để định lượng đóng góp năng suất cây trồng của loài dơi và thúc đẩy sinh kế bền vững.
Nhà dơi giúp nông dân củng cố mối quan hệ với dơi.
Câu hỏi mẫu:
Bài khác: The return of the huarango (Cam 15, Test 3, Passage 1)
Cấu trúc phân tích một công trình kiến trúc, kỹ thuật, có giá trị cao và tiên tiến
Bài sẽ:
Đưa bối cảnh lịch sử.
Sau đó đi sâu vào giải thích các kỹ thuật của nó.
Nếu là công trình sẽ thường có quá trình xây dựng.
Sau đó là sự ảnh hưởng, tầm quan trọng của công trình, kỹ thuật đó.
Người hiện đại có thể học được gì.
Ví dụ về đề cương mẫu
Bài Passage 1, Test 3, Cam 16
Roman shipbuilding and navigation (Kỹ thuật đóng tàu và điều hướng của người La Mã)
I. Giới thiệu
A. Đóng tàu ở La Mã cổ đại
B. Nguồn thông tin về đóng tàu La Mã
II. Kỹ thuật đóng tàu
A. Kết cấu thân tàu
1. Khâu ván và phương pháp mộng, mộng
2. Phương pháp khung vỏ tàu
B. Thương nhân La Mã và tàu chiến
1. Tàu chiến
2. Tàu buôn
III. Vận chuyển thời La Mã
A. Điều hướng
1. Sử dụng các hiện tượng tự nhiên
2. Điều hướng bằng quan sát và kinh nghiệm
B. Các tuyến vận chuyển
1. Cảng Pozzuoli
2. Cảng Ostia
IV. Phần kết luận
A. So sánh vận tải biển cổ đại và hiện đại
B. Vai trò của tàu biển La Mã trong Đế chế La Mã
Áp dụng vào việc trả lời câu hỏi
Các dạng bài này thường đi kèm với dạng True False Not Given, Điền từ, và quan trọng dạng điền Diagram, vì những kiến trúc, công trình, kỹ thuật này có tầm quan trọng và được giải thích cặn kẽ, người đọc được kỳ vọng là sẽ hình dung được cơ chế hoạt động và giải thích của nó.
Các cấu trúc tương tự trong các bài khác
Bài Cam 16, Passage 1, Test 4
Roman tunnels (Những đường hầm của người La Mã)
I. Giới thiệu
A. Tổng quan về đường hầm La Mã và kỹ thuật xây dựng chúng
B. Tầm quan trọng của đường hầm trong nền văn minh La Mã
II. Phương pháp xây dựng đường hầm Qanat
A. Nguồn gốc và lịch sử của phương pháp qanat
B. Quá trình thi công hầm qanat
C. Người La Mã sử dụng phương pháp qanat
III. Phương pháp đào ngược chiều trong thi công đường hầm
A. Nguồn gốc và lịch sử của phương pháp đào ngược
B. Quy trình thi công hầm đối đào
C. Ví dụ về các đường hầm được xây dựng bằng phương pháp này
IV. Đường hầm cho đường bộ và khai thác khoáng sản
A. Sử dụng hầm để làm đường
B. Sử dụng đường hầm để khai thác khoáng sản
C. Ví dụ về các đường hầm được xây dựng cho các mục đích này
V. Lập kế hoạch và thực hiện các dự án đường hầm La Mã
A. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thi công
B. Kỹ thuật dùng để đào đá cứng
C. Chữ khắc trên đường hầm chỉ dẫn chi tiết xây dựng
VI. Phần kết luận
A. Sơ lược về kỹ thuật xây dựng đường hầm của người La Mã
B. Ý nghĩa của đường hầm La Mã cổ đại và hiện đại
C. Ý nghĩa tương lai đối với công nghệ xây dựng đường hầm
Bài khác: The Desolenator: producing clean water (Cam 15, Test 3, Passage 2)
Cấu trúc bài trong các lĩnh vực khoa học xã hội
Nhân chủng học (Anthropology) - nghiên cứu về nguồn gốc và phát triển của các xã hội và văn hoá của con người.
Kinh tế học (Economics) - nghiên cứu về thị trường, xu hướng kinh tế, khách hàng, tiêu dùng, v.v.
Khoa học chính trị (Political Science) - nghiên cứu về bản chất của các quốc gia, các chức năng được thực hiện bởi chính phủ, hành vi của cử tri, các đảng chính trị, văn hóa chính trị, kinh tế chính trị và ý kiến công chúng, cùng với các chủ đề khác. (political science summary)
Xã hội học (Sociology) - Các nhà xã hội học sử dụng các kỹ thuật quan sát, khảo sát và phỏng vấn, phân tích thống kê, thí nghiệm kiểm soát và các phương pháp khác để nghiên cứu các chủ đề như gia đình, quan hệ chủng tộc, giáo dục, địa vị và tầng lớp xã hội, các phong trào tôn giáo, sự bất đồng/ mâu thuẫn, và sự thay đổi xã hội.
Tâm lý học ( Psychology & Social psychology) - Tâm lý xã hội là một nhánh của tâm lý học liên quan đến tính cách, thái độ, động cơ và hành vi của cá nhân hoặc nhóm trong bối cảnh tương tác xã hội.
Tâm lý học là một chủ đề rất phổ biến trong IELTS Reading. Tuy loại bài này ít khi có một trình tự cụ thể, chúng thường có những phần nội dung như được liệt kê sau đây.
Tương tự như vậy, các bài thuộc các lĩnh vực khác trong khoa học xã hội thường có những phần khá tương tự:
Giải thích khái niệm: có nhiều thuật ngữ, từ chuyên ngành trong tâm lý học không quá phổ biến và cần được giải thích/ định nghĩa trước khi vào bài, hoặc bàn luận về nguồn gốc, xuất xứ của hiện tượng tâm lý.
Những nghiên cứu đầu tiên hoặc quan trọng: trong lĩnh vực này, luôn có những nghiên cứu tiên phong thường là khởi nguồn của 1 khái niệm, sự phát hiện của 1 hiện tượng tâm lý hoặc là tiền đề cho những nghiên cứu sau. Những nghiên cứu này mang giá trị rất cao và thường được nhắc đến mỗi khi người ta nhắc đến khái niệm. Ví dụ: nghiên cứu Bobo Doll Experiment của nhà nghiên cứu Albert Bandura, vào năm 1961-1963 luôn được nhắc đến mỗi khi người ta bàn luận đến Observational Learning (học hành vi bằng cách quan sát). (Bobo doll experiment).
Những nghiên cứu khác gần nhất: những nghiên cứu đáng chú ý và có những kết luận quan trọng cũng sẽ được nhắc đến.
Khung hình thành lý luận (theoretical framework): các khái niệm/ hiện tượng tâm lý học thường có 1 khung sườn lý luận để tổng hợp, làm nền tảng lý luận, logic để giải thích nhiều hiện tượng. Ví dụ khung lý luận về những yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh, những loại trí nhớ (memory), v.v. những theoretial framework này thường được tạo nên từ nhiều kết quả nghiên cứu và suy luận, giải thuyết của nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu.
Ứng dụng thực tiễn: Vì bản chất của lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết đến từng cá nhân và cuộc sống hằng ngày của chúng ta, bài trong chủ đề này rất thường xuyên bao gồm những liên hệ trong thực tiễn, hoặc tác giả thường nêu lên tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của chúng ta.
Lí do, yếu tố ảnh hưởng, mối quan hệ, sự tương quan: Các hiện tượng tâm lý học cũng thường có nhiều mối quan hệ với nhau. Bài dạng này thường liệt kê các yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng, hiện tượng sẽ liên quan đến những khái niệm khác nào. Ví dụ attachment (sự gắn kết) với đồ vật có liên quan đến khái niệm self-esteem (cái tôi).
Ví dụ về đề cương mẫu
Bài Passage 3, Test 2, Cam 16
Chủ đề: Tâm lý học
How to make wise decision (Cách đưa ra các quyết định khôn ngoan)
I. Giới thiệu
Trí tuệ như một phẩm chất đáng kính của con người.
Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng hầu hết mọi người đều có khả năng đưa ra quyết định sáng suốt.
II. Các yếu tố hoàn cảnh trong việc hình thành trí tuệ
Các yếu tố kinh nghiệm, tình huống và văn hóa định hình trí tuệ.
Hiểu vai trò của các yếu tố hoàn cảnh để nâng cao và dạy trí tuệ.
III. Khung lý luận khôn ngoan
Bốn đặc điểm chính: khiêm tốn về trí tuệ, đánh giá cao những quan điểm rộng lớn hơn, nhạy cảm với khả năng thay đổi trong các mối quan hệ xã hội và thỏa hiệp/tích hợp các thái độ và niềm tin khác nhau.
IV. Quan điểm của bên thứ ba để đưa ra quyết định sáng suốt
Xem xét các kịch bản từ quan điểm của bên thứ ba thúc đẩy các quá trình nhận thức liên quan đến các quyết định sáng suốt.
Nghiên cứu về việc áp dụng quan điểm của bên thứ ba.
V. Đánh giá kinh nghiệm từ các góc độ khác nhau
Đánh giá kinh nghiệm từ các quan điểm khác nhau ngay cả khi không thể thay đổi tình hình.
Các nghiên cứu về tưởng tượng các tình huống từ góc nhìn của bên thứ ba.
VI. Mối quan hệ giữa tư duy khôn ngoan và trí thông minh/đặc điểm tính cách
Mối quan hệ tích cực nhỏ giữa tư duy khôn ngoan và trí thông minh kết tinh với các đặc điểm tính cách cởi mở và dễ chịu.
Tầm quan trọng của các hiệu ứng theo ngữ cảnh để hiểu mối quan hệ giữa phán đoán khôn ngoan và kết quả xã hội và tình cảm.
VII. Phần kết luận
Tầm quan trọng của việc xem xét các yếu tố hoàn cảnh để nâng cao và giảng dạy trí tuệ.
Các ứng dụng cá nhân của việc áp dụng quan điểm của bên thứ ba và đánh giá trải nghiệm từ các quan điểm khác nhau.
Áp dụng khi trả lời câu hỏi
Bởi vì loại bài này thường có một, hoặc nhiều nghiên cứu khoa học, chúng thường có dạng bài điền từ để tóm tắt một nghiên cứu hoặc 1 bài tóm tắt khung sườn lý luận, và người làm bài phải tìm đúng từ cho bản tóm tắt.
Các bài viết khác có cấu trúc tương tự
Bài Cambridge 15, Test 3, Passage 3
Chủ đề: nhân chủng học, xã hội học
Why fairy tales are really scary tales (Tại sao truyện cổ tích là những câu chuyện rất đáng sợ.)
I. Giới thiệu
Truyện cổ tích không chỉ dành cho trẻ em mà còn có ý nghĩa sâu xa hơn.
Truyện cổ tích có sức hấp dẫn phổ quát và lâu dài.
II. Các biến thể trong truyện cổ tích
Cùng một câu chuyện thường có nhiều hình thức khác nhau ở những nơi khác nhau trên thế giới.
Cô bé quàng khăn đỏ là một ví dụ về một câu chuyện có nhiều dị bản.
III. Tầm quan trọng của truyện cổ tích
Thông điệp thận trọng thường được gán cho tầm quan trọng của truyện cổ tích.
Nghiên cứu của nhà nhân chủng học Jamie Tehrani gợi ý rằng những câu chuyện cổ tích có thể mang một ý nghĩa khác.
IV. Kiểm tra tầm quan trọng của câu chuyện cổ tích
Tehrani đã sử dụng phân tích phát sinh loài để so sánh các phiên bản truyện cổ tích có liên quan.
Ông đã phân tích 58 câu chuyện được ghi lại từ truyền khẩu.
V. Diễn biến truyện cổ tích
Một số tình tiết trong một câu chuyện là ổn định, nhưng nhiều chi tiết có thể phát triển tự do.
Sợ hãi là khía cạnh quan trọng nhất của truyện cổ tích.
VI. Bất đồng giữa các chuyên gia
Các chuyên gia không đồng ý về lý do tại sao những câu chuyện cổ tích lại quan trọng.
Một số chuyên gia tin rằng phụ nữ là nạn nhân trong truyện cổ tích giải thích sự liên quan liên tục của họ.
Những người khác tin rằng những câu chuyện đáng sợ dạy chúng ta cảm giác sợ hãi mà không phải trải qua nguy hiểm thực sự là như thế nào.
VII. Phần kết luận
Truyện cổ tích có một ý nghĩa sâu sắc hơn là chỉ gây cười cho trẻ em.
Nỗi sợ hãi là khía cạnh quan trọng nhất của truyện cổ tích, và điều này giúp giải thích sức hấp dẫn phổ biến và lâu dài của chúng.
Đọc và xây dựng bản đồ cấu trúc bài
(Trung tâm nghiên cứu đọc của trường đại học Iowa) để giải thích sự hiệu quả của việc hiểu được bản đồ, cấu trúc bài trong việc đọc hiểu của học sinh (Text structure mapping: A strategy to improve reading comprehension of informational texts.)
Phương pháp này có nghĩa là người học tổng hợp, sắp xếp thông tin, và được cho sẵn hoặc suy nghĩ về mục đích chính của bài viết, sau đó phân tích từng phần và xem thông tin chính được đưa ra của từng phần là gì, và vẽ một bản đồ hình ảnh.
Excerpt:
Instruction on text structure has been found to be effective in improving reading comprehension of informational texts, including for students with learning disabilities or at risk for learning disorders (Gajria, Jitendra, Sood, & Sacks, 2007), and those with emotional or behavioral difficulties (Burke, Boon, Hatton, & Bowman-Perrott, 2015). Text structure is how authors organize information to achieve a purpose. By teaching students the characteristics of specific text structures and providing them with practice opportunities aimed at goals, students' reading comprehension with texts read across the curriculum can be enhanced (Williams et al., 2016). Instruction on text structure equips students with a cognitive tool to organize complex information and vocabulary in disciplinary texts (Pyle et al., 2017) and may increase students' attention to features of less common text structures (Hebert, Bohaty, Nelson, & Brown, 2016).
Thus, readers can see that this method and understanding the author's organization of information are highly effective in reading comprehension, even for students struggling with reading in general.