Với thế giới bên ngoài, Triều Tiên vẫn là một quốc gia chìm trong bí ẩn!
Triều Tiên là một quốc gia đặc biệt, gần như đóng cửa hoàn toàn với thế giới và có những luật lệ rất nghiêm ngặt với du khách. Ước tính mỗi năm chỉ có 5000 du khách từ Trung Quốc đến du lịch tại Triều Tiên, và trong thời kỳ dịch bệnh, cả hai quốc gia thậm chí còn ngưng mọi chuyến bay.
Quang cảnh đường phố ở Hoeryong, tỉnh Bắc Hamgyong.
Anh Tariq Zaidi - một nhiếp ảnh gia người Trung Quốc đã may mắn có cơ hội thăm Triều Tiên hai lần trước đại dịch COVID, và chụp những bức ảnh hiếm hoi mô tả cuộc sống hàng ngày của người dân ở đó.
Anh ta cho biết chuyến đi này được giám sát chặt chẽ bởi hai hướng dẫn viên, chỉ cho phép anh ta ghé thăm một số điểm nhất định và thường xuyên kiểm tra các bức ảnh đã chụp. Những bức ảnh mà hai hướng dẫn viên xem là 'không chấp nhận được' sẽ bị xóa ngay lập tức, vì vậy các hình ảnh được đăng đã trải qua một quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt từ họ.
Người dân tham quan tại thác Ulim. Thác Ulim được đặt tên theo từ tiếng Hàn có nghĩa là tiếng vang hoặc độ rung vì tiếng động của nó có thể nghe thấy được từ cách xa 4km.
Góc nhìn thành phố từ tòa nhà Ý tưởng Juche, Bình Nhưỡng. Bức tượng đánh dấu sự thành lập của nhà nước Triều Tiên có thể nhìn thấy ở góc phải của bức ảnh, miêu tả bàn tay của các công nhân, nông dân và trí thức cầm búa, liềm và cọ vẽ.
Hướng dẫn viên cấm Zaidi chụp bất kỳ hình ảnh nào liên quan đến quân đội Triều Tiên, điều mà các quốc gia khác cũng thường làm với khách du lịch. Họ cũng không cho phép chụp hình của cá nhân mà chỉ được phép chụp hình nhóm và các danh lam thắng cảnh được nhà nước cho phép.
'Họ thường xem những bức ảnh của tôi và bắt phải xóa những bức ảnh không phù hợp. Khi được hỏi về việc xóa những bức ảnh không liên quan đến quân sự, họ chỉ nói rằng muốn tôi chụp những bức ảnh đẹp nhất về Triều Tiên. Câu trả lời này khiến tôi phải mỉm cười!'
Người dân Triều Tiên rửa xe bằng nước sông và thu nhặt đất đá, ảnh chụp trên con đường giữa Thác Ulim và Hamhung.
Quân đội đảm bảo an ninh tại bờ biển gần vùng Wonsan.
Nhân viên xách vali tại sảnh của khách sạn Kumgangsan gần núi Kumgang. Đây là nơi gặp gỡ giữa những người thân sống tại Hàn Quốc và Triều Tiên.
Đài tưởng niệm Mansudae với hình Chủ tịch Kim Il Sung và Lãnh đạo Kim Jong Il tại trung tâm Bình Nhưỡng. Hình ảnh chụp một ngày trước Ngày Giải phóng khi các quân nhân đến viếng đài tưởng niệm. Ngày Giải phóng là một ngày trọng đại của Triều Tiên, kỷ niệm ngày nước này được giải phóng khỏi Nhật Bản vào Thế chiến thứ 2.
Khi mới bước chân tới Triều Tiên, anh Zaidi bị kiểm tra các thiết bị chụp hình ảnh giấy tờ rất kỹ lưỡng rồi mới được nhập cảnh. Sau đó, anh di chuyển dọc Triều Tiên, đi tới vùng Dandong gần với biên giới Trung Quốc và vùng phi quân sự (Demilitarized Zone) ở phía Nam.
Anh cho biết người dân ở đây rất thân thiện và mến khách, nhưng tỏ ra rụt rè khi anh lấy chiếc máy ảnh ra để tác nghiệp. 'Trẻ con thường tỏ ra bình thường khi tôi chụp ảnh, nhưng một vài người lớn tuổi tỏ ra ái ngại khi tôi giơ máy ảnh lên. Một số người tôi phải thuyết phục trước khi họ cho phép chụp hình. Khi tôi chụp hình ở nơi công cộng như ga tàu mọi người thường túi mặt ngại ngùng, không rõ là do văn hóa hay do đất nước này không có nhiều người chụp hình. Nhưng giống như chụp hình ở các đất nước khác, tôi vẫn luôn tôn trọng sự riêng tư của mọi người và chỉ chụp những ai đã cho phép.'
Bé gái chơi cello tại trường mẫu giáo Chongnam, Chongjin, tỉnh Bắc Hamgyong.
Một chiếc áo khoác có gắn huy chương được treo trong nhà của một nông dân tại Trang trại Hợp tác xã Migok, Sariwon.
Giây phút riêng tư giữa những người bảo vệ cổng vào Nhà học đường Nhân dân.
Lớp học vẽ tại Cung thiếu nhi Mangyongdae.
Anh Zaidi đến Triều Tiên vào năm 2017 với ý định chụp một lễ hội bia cho đến khi sự kiện này bị hoãn vô thời hạn. Tuy nhiên, sau đó, anh quyết định ở lại để chụp những bức ảnh hàng ngày của người dân ở đó, để phục vụ cho cuốn sách anh đã xuất bản mang tên 'Triều Tiên: Thiên đường của nhân dân'.
'Mục tiêu của tôi là mang đến cho độc giả những trải nghiệm toàn diện và phong phú về một đất nước có nhiều hạn chế như Triều Tiên.' - anh Zaidi chia sẻ thêm.