Khái niệm về Ngữ pháp tiếng Trung là gì?
Những điều cần biết và hiểu rõ về Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản:
Các thành phần câu trong ngữ pháp tiếng Trung
Các phần cấu thành câu trong tiếng Trung được phân ra thành 6 loại: Chủ ngữ, Vị ngữ, Trạng ngữ, Bổ ngữ, Định ngữ và Tân ngữ.
Chủ ngữ - 主语 (Zhǔyǔ)
Chủ ngữ - 主语 (Zhǔyǔ) là người hoặc sự vật chủ yếu trong câu, thường được dùng để trả lời câu hỏi ai? cái gì? và thường đứng ở đầu câu
Ví dụ:
- 我在学越南语 --- / Wǒ zàixué yuènán yǔ / Tôi đang học tiếng Việt
“我” là người chủ sự việc
- 他们吃肉。 --- / Tāmen chī ròu. / Họ ăn thịt
“他们” là người chủ sự việc
Vị ngữ - 谓语 (Wèiyǔ)
Vị ngữ - 谓语 (Wèiyǔ) là phần diễn đạt về tính chất, đặc điểm của người hoặc vật làm chủ sự việc (chủ ngữ) và thường đứng sau chủ ngữ
Ví dụ:
- 我在学越南语 --- / Wǒ zàixué yuènán yǔ / Tôi đang học tiếng Việt
“学” là phần diễn đạt về hành động
- 他们吃肉。 --- / Tāmen chī ròu. / Họ ăn thịt
“吃” là phần diễn đạt về hành động
Trạng ngữ - 状语 (Zhuàngyǔ)
Trạng ngữ - 状语 (Zhuàngyǔ) là phần bổ sung cho động từ hoặc tính từ. Trạng ngữ có nhiều loại như chỉ địa điểm, thời gian, mức độ,...
Ví dụ:
- 我昨天很忙。 --- / Wǒ zuótiān hěn máng. / Ngày hôm qua, tôi rất bận
“昨天” là phần bổ sung về thời gian
- 我在公园里走。 --- / Wǒ zài gōngyuán lǐ zǒu. / Tôi đang đi bộ trong công viên
“公园” là phần bổ sung về địa điểm
Định ngữ - 定语 (Dìngyǔ)
Định ngữ - 定语 (Dìngyǔ) là phần mở rộng nghĩa cho danh từ chính trong nhóm danh từ
Ví dụ:
- 昨天小李买了一个好看的书包。 --- / Zuótiān xiǎo lǐ mǎile yīgè hǎokàn de shūbāo. / Tiểu Lý đã nua chiếc cặp đẹp vào ngày hôm qua
“一个美丽的” là định ngữ của “书包”
Bổ ngữ - 补语 (Bǔyǔ)
Bổ ngữ - 补语 (Bǔyǔ) là thành phần cho biết về kết quả, trạng thái, khả năng, mục đích, xu hướng …của hành động và thường đứng sau động từ
Ví dụ:
- 今天他起得早 --- / Jīntiān tā qǐ dé zǎo / Hôm nay anh ta dậy sớm
“早” là bổ ngữ của “起”
- 我们休息五分钟。 --- / Wǒmen xiūxí wǔ fēnzhōng. / Chúng ta nghỉ ngoi trong 5 phút
'十分钟' là bổ ngữ cho '休息'
Tân ngữ - 宾语 (Bīnyǔ)
Tân ngữ - 宾语 (Bīnyǔ) là thành phần đứng sau động từ, chịu sự chi phối của động từ, là đối tượng chịu tác động của động tác, hành động, hay do danh từ, đại từ đảm nhiệm và thường đứng sau động từ hoặc giới từ
Ví dụ:
'学生' là tân ngữ
Các loại từ trong ngữ pháp tiếng Trung
DANH TỪ - 名詞 (míng cí)
DANH TỪ - 名詞 (míng cí) sử dụng để chỉ con người, đồ vật, sự việc, địa điểm,... Đây là loại từ được bổ sung ý nghĩa bởi nhiều loại từ, ngoại trừ phó từ, và được coi là trung tâm trong câu.
Ví dụ:
- 昨天小李买了一个好看的书包。 --- / Zuótiān xiǎo lǐ mǎile yīgè hǎokàn de shūbāo. / Tiểu Lý đã mua chiếc cặp đẹp vào ngày hôm qua
“书包” là danh từ (danh từ trung tâm) được miêu tả bởi “一个” (số - lượng từ) và “好看” (tính từ)
TÍNH TỪ (HÌNH DUNG TỪ) - 形容詞 (xíng róng cí)
Ví dụ:
- 我家很大。 --- / Wǒ jiā hěn dà. / Nhà tôi rất lớn
'大' là hình dung từ
- 你非常快。 --- / Nǐ fēicháng kuài. / Bạn nhanh thật
'快' là hình dung từ
ĐỘNG TỪ - 動詞 (dòng cí)
Ví dụ:
- 穿衣 服 --- / Chuān yīfú / Mặc quần áo
'穿' là động từ
- 他 戴 着 那 手 表 真 好 看! --- / Tā dàizhe nà shǒubiǎo zhēn hǎokàn! / Chiếc đồng hồ anh ấy đeo đẹp thật!
'戴' là động từ
PHÓ TỪ - 副詞 (fù cí)
Ví dụ:
- 我不买它。 --- / Wǒ bú mǎi tā. / Tôi không mua nó
“不” là phó từ
- 十分感谢。 --- / Shífēn gǎnxiè. / Cám ơn rất nhiều
“十分” là phó từ
LIÊN TỪ - 連詞 (lián cí)
Ví dụ:
- 你和我同龄。 --- / Nǐ hé wǒ tónglíng. / Bạn và tôi bằng tuổi
“和” là liên từ
- 你或者我会被选中。 --- / Nǐ huòzhě wǒ huì bèi xuǎnzhòng. / Bạn hoặc tôi sẽ được chọn
“或者” là liên từ
TRỢ TỪ - 助詞 (zhù cí)
Trợ từ có thể phân làm 3 loại:
+ Trợ từ kết cấu gồm: 的、地、得、所、似的
+ Trợ từ động thái bao gồm: 著、了、過.
+ Trợ từ ngữ khí bao gồm: 啊、嗎、呢、吧、吶、呀、了、麼、哇
Ví dụ:
- 幸福的生活。 --- / Xìngfú de shēnghuó. / Cuộc sống hạnh phúc
“的” là một loại trợ từ
- 他去了。 --- / Tā qù le. / Anh ta đi rồi
“了” là một loại trợ từ
- 咱们走吧。 --- / Zánmen zǒu ba. / Chúng ta đi thôi
“吧” là một loại trợ từ
Các cấu trúc ngữ pháp cơ bản thường được sử dụng trong tiếng Trung
Cấu trúc nhấn mạnh nội dung: “是……的。” /shì… de/
Dạng đầy đủ: [Chủ ngữ] + 是 + [Nội dung nhấn mạnh] + [Động từ] + 的。
Dạng phủ định: 不是……的。
Ví dụ:
- 是我的,不是他的。 --- / Shì wǒ de, bùshì tā de. / Của tôi, không phải của anh ta
- 我是认真的。 --- / Wǒ shì rènzhēn de. / Tôi rất nghiêm túc
- 钱不是万能的。 --- / Qián bùshì wànnéng de. / Tiền không phải là tất cả
Câu hỏi nghi vấn: “ ……吗” /... ma/
Ví dụ:
- 你同意吗? --- / Nǐ tóngyì ma? / Bạn đồng ý phải không?
- 你相信一见钟情吗? --- / Nǐ xiāngxìn yī jiàn zhōngqíng ma? / Bạn tin vào tình yêu từ cái nhìn đầu tiên phải không?
- 那算得上道歉吗? --- / Nà suàndé shàng dàoqiàn ma? / Đó là lời xin lỗi phải không?
Cấu trúc 'bởi vì…. cho nên….': “因为……所以” /yīnwèi… suǒyǐ/
Ví dụ:
- 因为太闹,所以我睡不着觉。 --- / Yīnwèi tài nào, suǒyǐ wǒ shuì bù zhe jiào. / Bởi vì quá ồn, cho nên tôi không thể ngủ được
- 他因为生病了,所以不能来拜访。 --- / Tā yīnwèi shēngbìng le, suǒyǐ bù néng lái bàifǎng. / anh ta Bởi vì bị ốm, cho nên không thể tham gia bữa tiệc
- 因为没人有兴趣听,所以我闭上嘴。 --- / Yīnwèi méi rén yǒuxìngqù tīng, suǒyǐ wǒ bìshang zuǐ. / Bởi vì không ai nghe tôi nói, cho nên tôi im lặng
Cấu trúc 'chỉ có… mới': “只有……才” /zhǐyǒu… cái/
Ví dụ:
- 只有你才做得到。 --- / Zhǐyǒu nǐ cái zuò dédào. / Chỉ có bạn mới có thể làm được điều đó
- 只有學習才能獲得知識。 --- / Zhǐyǒu xuéxí cái néng huòdé zhīshi. / Chỉ có học tập mới có thể thu được kiến thức
- 只有努力工作才能取得成績。 --- / Zhīyǒu nǔlì gōngzuò cái néng qǔdé chéngjì. / Chỉ có làm việc chăm chỉ mới có thể thu được thành công
Cấu trúc 'chỉ cần… thì': “只要……就” /zhǐyào… jiù/
Ví dụ:
- 只要你細心想一想,就會明白自己的錯處了。
/ Zhǐyào nǐ xìxīn xiǎng yī xiǎng, jiù huì míngbai zìjǐ de cuòchu le. /
Chỉ cần bạn suy nghĩ kỹ bạn sẽ thấy lỗi của mình
- 走路只要五分鐘就到了。
/ zǒulù zhǐyào wǔ fēnzhōng jiù dào le. /
Đi bộ chỉ mất 5 phút là đến
Cấu trúc 'cho dù… cũng': “无论……都” /wúlùn… dōu/
Ví dụ:
- 无论我做什么,你都不高兴。 --- / Wúlùn wǒ zuò shénme, nǐ dōu bù gāoxìng / Cho dù tôi làm gì, bạn cũng không hạnh phúc
- 无论你要我做什么,我都会去做的。 --- / Wúlùn nǐ yào wǒ zuò shénme, wǒ dōu huì qù zuò de. / Cho dù bạn muốn tôi làm gì tôi cũng sẽ làm
Cấu trúc 'nếu… thì': “如果……就” /rúguǒ… jiù /
Ví dụ:
- 如果你開心,我也就開心。 --- / Rúguǒ nǐ kāixīn, wǒ yě jiù kāixīn. / Nếu bạn hạnh phúc thì tôi cũng hạnh phúc
- 如果我们想,我们就能变。 --- / Rúguǒ wǒmen xiǎng, wǒmen jiù néng biàn. / Nếu chúng ta muốn thì chúng ta có thể thay đổi
Cấu trúc 'mặc dù…. nhưng': “虽然……但是……” /suīrán… dànshì…/
Ví dụ>:
- 虽然有阳光照射,但还是很冷。
/ Suīrán yǒu yángguāng zhàoshè, dàn háishi hěn lěng. /
Mặc dù thời tiết nắng nhưng vẫn rất lạnh
- 虽然我认可你说的,但是我依旧觉得你是错的
/ Suīrán wǒ chéngrèn nǐ shuō de, dànshì wǒ réngrán rènwéi nǐ shì cuò de. /
Mặc dù tôi thừa nhận những gì bạn nói nhưng tôi vẫn nghĩ rằng bạn đã sai
Cấu trúc 'không chỉ… mà còn': “不但……而且……” /búdàn… érqiě…/
Ví dụ:
- 她不但漂亮,而且聪明。 --- / Tā bùdàn piàoliang, érqiě cōngming. / Cô ấy không những xinh đẹp mà còn thông minh
- 不但以身作则,而且乐于助人 --- / bùdàn yǐshēnzuòzé,érqiě lèyú zhùrén / Chẳng nhưng làm gương mà còn sẵn sàng giúp đỡ người khác
Cấu trúc 'không chỉ… mà là': “不是……而是” /búshì… érshì/
Ví dụ:
- 地球不是恒星,而是行星 --- / Dìqiú bùshì héngxīng, érshì xíngxīng / Trái Đất không phải ngôi sao mà là hành tinh
- 这不是普通话,而是上海话。 --- / Zhè bùshì pǔtōnghuà, érshì shànghǎi huà. / Đây không phải tiếng phổ thông mà là tiếng Thượng Hải
Các cụm từ dễ bị nhầm lẫn trong tiếng Trung
二 /Èr/ --- 两 /liǎng/ --- 俩 /liǎ/
Giống nhau: Đều có ý nghĩa là hai
Khác biệt:
二 /Èr/
- sử dụng với các số đếm ở hàng đơn vị, hàng chục và hàng trăm: 二, 二十, 二百
- dùng trong số thứ tự: 第二 /dì èr/ (thứ 2)
- dùng trong số thập phân, phân số: 二分之一 /èr fēnzhī yī/ (½), 一點二 /Yī diǎn èr/ (1.2)
- dùng trước lượng từ 两 /liǎng/ (lạng = 50gr) 二两 /èr liǎng/ (2 lạng)
两 /liǎng/
- đứng trước lượng từ để chỉ số lượng 2: 两本 /Liǎng běn/, 两个 /Liǎng gè/, 两杯 /Liǎng bēi/,...
- sử dụng trong các số đếm từ hàng trăm trở lên: 两千、两万, …
俩 /liǎ/
- 俩 /liǎ/ = 两个 phía sau không được có lượng từ
- đứng sau các đại từ nhân xưng “我”、“我們”、“咱”、“咱們”、“你”、“你們”、“他”、“他們” : 他们俩 /Tāmen liǎ/ (hai người họ), 姐妹俩 /Jiěmèi liǎ/ (hai chị em), 父子俩 /Fùzǐ liǎ/ (hai bố con), ...
Giống nhau: cả hai đều có nghĩa là vừa mới
Khác biệt
又...又... /Yòu...Yòu.../ --- 一边...一边... /Yībiān...Yībiān.../
Giống nhau
- Cả hai cấu trúc này đều mang nghĩa là: “vừa…vừa…”
- Cả hai đều được sử dụng để biểu thị hai hoặc nhiều hành động đồng thời tồn tại trong một người hoặc vật,...
- Cả hai đều có thể kết hợp với động từ.
Ví dụ:
- 他又唱歌又跳舞。
/Tā yòu chànggē yòu tiàowǔ/
Anh ấy vừa hát vừa nhảy
- 他们一边聊天一边下棋。
/tāmen yībiān liáotiān yībiān xià qí./
Họ đồng thời nói chuyện và đánh cờ
Khác biệt
又...又... /Yòu...Yòu.../ có thể kết hợp với tính từ, diễn tả tính chất, trạng thái, đặc điểm cùng tồn tại song song còn 一边...一边... /Yībiān...Yībiān.../ thì không.
Ví dụ:
- 西瓜又大又甜。
/xīguā yòu dà yòu tián/
Dưa hấu vừa lớn vừa ngọt
Giống nhau: Đều là trợ từ kết cấu trong tiếng Trung và đều được phát âm giống nhau là /de/
Khác biệt:
的 /de/
- 的 /de/ thường đứng trước danh từ, thành phần đứng trước 的 /de/ thường để bổ nghĩa cho danh từ sau 的 /de/. 的 /de/ đứng sau định ngữ
- cấu trúc: [danh từ/tính từ] + 的 /de/ + [danh từ]
Ví dụ:
- Cô gái đẹp đang rất xinh
/Piào liàng de nǚhái/
Cô gái xinh đẹp
得 /de/
- 得 /de/ thường làm bổ ngữ cho động từ, thành phần sau 得 /de/ thường bổ sung mức độ, trạng thái, khả năng cho thành phần trước 得 /de/
- cấu trúc: [động từ/tính từ] + 得 /de/ + [phó từ]
Ví dụ:
- Nói rất nhanh
/shuō de fēicháng kuài/
Đặc biệt nói nhanh
地 /de/
- 地 /de/ thường làm trạng ngữ cho động từ, thành phần trước 地 /de/ thường dùng để hình dung động từ sau 地 /de/
- cấu trúc: [phó từ] + 地 /de/ + [động từ]
Ví dụ:
- Nói rất nhanh
/shuō dé fēicháng kuài/
Đặc biệt nói nhanh
Phương pháp học ngữ pháp cơ bản tiếng Trung một cách nhanh chóng và hiệu quả
Ngữ pháp trong tiếng Trung là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình học. Để nhớ lâu, bạn cần học ngữ pháp đúng cách và áp dụng tốt. Dưới đây là một số cách giúp bạn học tốt ngữ pháp tiếng Trung và tiến bộ nhanh chóng.
Bắt đầu từ những điều đơn giản
Học những kiến thức phù hợp với trình độ hiện tại của bạn. Có một lộ trình học tập rõ ràng sẽ giúp bạn đặt ra mục tiêu và đạt được kết quả nhanh chóng và hiệu quả. Luôn nắm vững cấu trúc ngữ pháp cơ bản, khi đã thành thạo mới nên chuyển sang học những kiến thức nâng cao và phức tạp hơn. Nếu không nắm vững kiến thức cơ bản, việc học lên trình độ cao hơn sẽ rất khó khăn.
Học từ từ mà chắc
Trong việc học ngữ pháp, hãy học từ từ nhưng chắc chắn. Vì ngữ pháp rất phong phú và có nhiều điểm dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, không cần quá vội vàng mà tăng tốc. Như câu tục ngữ có nói, “Dục tốc bất đạt”, tức là hành động quá vội vàng sẽ không mang lại kết quả tốt.
Mỗi người đều có khả năng học tập khác nhau. Đừng lo lắng nếu người khác hiểu nhanh hơn bạn. Hãy tập trung và nghiên cứu kỹ, không có gì là thừa.
Thực hành và áp dụng
Học luôn đi đôi với thực hành, điều này cũng áp dụng cho mọi ngôn ngữ. Nếu không áp dụng, kiến thức sẽ dễ bị quên đi. Điều quan trọng là nắm chắc cấu trúc câu, các thành phần của câu và vị trí của chúng trong câu. Sau đó, thực hành với các bài tập về ngữ pháp tiếng Trung. Hoặc khi học kiến thức mới, bạn có thể dùng câu để học dựa trên vốn từ vựng đã biết. Suy nghĩ bằng tiếng Trung sẽ giúp cải thiện khả năng phản xạ, nhập vai sẽ giúp luyện nói và ghi nhớ ngữ pháp.
Luyện viết đoạn văn, bài văn ngắn bằng tiếng Trung
Luyện viết giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng như từ vựng, ngữ pháp. Bạn có thể viết một đoạn văn tổng kết kiến thức đã học trong bài hoặc viết về các chủ đề đơn giản trong cuộc sống.
Xem phim, nghe nhạc, đọc truyện của Trung Quốc
Xem phim, nghe nhạc, đọc truyện giúp tâm trí thư thái hơn, làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn. Kiến thức mới được hấp thu nhanh hơn, dễ dàng áp dụng và thực hành. Đôi khi, kiến thức trong sách có vẻ phức tạp, nhưng khi truyền đạt lại đơn giản hơn. Khi nghe, bạn nên ghi chú lại những cấu trúc khó để tiện tra cứu sau này sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức về ngữ pháp tiếng Trung và nâng cao hiệu quả học tập. Chúc bạn thành công trong việc học tiếng Trung và đạt được kết quả như mong đợi!