1. Khám phá các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường
1.1. Lá ổi
Theo Đông Y, quả ổi chín còn được gọi là Phiên Thạch Lựu, còn quả ổi xanh được biết đến với tên Phiên Thạch Lựu Can, vỏ rễ và thân cây ổi gọi là Phiên Thạch Lựu Bì và lá ổi là Phiên Thạch Lựu Diệp. Mỗi phần này đều có tác dụng hữu ích trong điều trị nhiều chứng bệnh của con người như bệnh lỵ, tiêu chảy, đau răng, và băng huyết,...
Lá ổi có lợi cho bệnh nhân tiểu đường
Đặc biệt lá ổi có lợi cho bệnh nhân tiểu đường bởi nó giúp điều hòa đường huyết, ngăn chặn sự tăng đột ngột của đường huyết. Bạn có thể sử dụng lá ổi để điều trị tiểu đường như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: lá ổi non 50g, lá sa kê và đậu bắp mỗi loại 100g;
- Chế biến: rửa sạch nguyên liệu, sắc với nước để uống 1 thang/ngày.
1.2. Lá cây thìa canh
Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) phát triển nhiều ở các vùng rừng nhiệt đới của Châu Phi, Ấn Độ và Úc. Trong dây thìa canh chứa các hoạt chất như flavonoid, axit gymnemic, tanin,... có các tác dụng sau đối với sức khỏe con người:
- Kích thích sản xuất và tăng cường nhạy insulin;
- Giúp kiểm soát lượng đường hấp thụ từ tiêu hóa vào máu;
- Hỗ trợ phục hồi cho các tế bào tổn thương;
- Giảm nồng độ Cholesterol LDL và Triglyceride trong máu.
Theo Đông y, lá thìa canh được sử dụng dưới dạng bột, pha trà hoặc ăn lá trực tiếp. Hiện nay, lá thìa canh cũng được sử dụng phổ biến trong các loại thuốc viên hoặc nang.
Liều dùng khuyên dùng của lá thìa canh:
- Bột lá: bắt đầu từ 2g lá thìa canh, nếu không có tác dụng phụ thì có thể tăng lên 4g;
- Trà: cho lá thìa canh vào nước sôi, đun trong 5 phút, ngâm 10 - 15 phút rồi uống;
- Viên nang: dùng 100mg/lần, mỗi ngày từ 3 - 4 lần.
1.3. Lá xoài
Thường người ta trồng xoài vì giá trị dinh dưỡng của quả, nhưng ít người biết rằng lá xoài cũng rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Trong lá xoài chứa 3beta – taraxerol, một hợp chất giúp giảm viêm và hỗ trợ cơ thể sử dụng insulin hiệu quả. Ngoài ra, anthxyanhdin trong lá xoài cũng có tác dụng làm giảm đường huyết và hạn chế các biến chứng ở mắt và mạch máu do tiểu đường.
Lá xoài là một trong những loại lá cây chữa bệnh tiểu đường
Người bệnh có thể sử dụng 3 - 4 lá xoài, rửa sạch và luộc lên để chắt lấy nước uống. Nên dùng vào buổi sáng trước khi ăn, mỗi ngày uống 1 lần và không nên sử dụng quá mức vì có thể gây hạ đường huyết.
1.4. Cỏ ngọt
Cỏ ngọt có thể được dùng như một lựa chọn thay thế đường thông thường trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân. Theo các nghiên cứu, chất Stevioside trong cỏ ngọt có vị ngọt tự nhiên hơn 300 lần so với đường mía. Chất này không làm tăng đường huyết, an toàn cho người bị đái tháo đường. Sử dụng cỏ ngọt giúp giảm cảm giác thèm ngọt, kiểm soát tốt hơn bệnh tình và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường có thể uống nước lá cỏ ngọt hàng ngày
Bệnh nhân có thể sử dụng cỏ ngọt như sau:
- Nguyên liệu: chuẩn bị 2,5g lá giảo cổ lam, rửa sạch và phơi khô;
- Chế biến: đem lá giảo cổ lam nấu với 200ml nước, đun cho đến khi nước cạn còn 50ml thì tắt bếp. Để nguội rồi uống hết trong 1 lần. Có thể áp dụng bài thuốc này 2 lần/ngày.
1.5. Giảo cổ lam
Giảo cổ lam là một loại lá cây được dùng trong dân gian để chữa bệnh tiểu đường. Loài cây này thường là thân thảo, lá màu xanh thẫm ở mặt trên, xanh nhạt hơn ở mặt dưới, hình dạng giống chân vịt, mép lá có răng cưa. Giảo cổ lam được coi như nhân sâm đất Nam vì tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu, giảo cổ lam giúp giảm cholesterol xấu, hạ mỡ máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm căng thẳng, tốt cho tim mạch, não bộ và giải độc gan,... Đặc biệt, giảo cổ lam kích thích sản xuất insulin, giúp giảm đường huyết và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Lá giảo cổ lam
Bạn có thể thu hái lá giảo cổ lam, phơi khô và sắc với nước như uống trà. Nên sử dụng hàng ngày để có kết quả điều trị tốt.
2. Dùng lá cây chữa bệnh tiểu đường có khỏi không?
Tiểu đường là một trong những bệnh mạn tính không có phương pháp điều trị triệt để. Vì vậy, bệnh nhân phải duy trì điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ suốt đời. Các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường chỉ có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
So với các loại thuốc hiện đại, các phương pháp dân gian có nguồn gốc thiên nhiên thường có tác dụng điều trị chậm hơn. Hiệu quả của các phương pháp này cũng phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người.
Bệnh nhân tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc dân gian để đảm bảo tính phù hợp. Đồng thời, cần cẩn trọng khi kết hợp thuốc nam và thuốc tây vì việc sử dụng cả hai loại thuốc này cùng lúc có thể dẫn đến quá liều và gây hại cho cơ thể thay vì giúp kiểm soát bệnh tốt.
Hi vọng thông tin trong bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường trong dân gian. Tuy nhiên, đề nghị bạn đọc chỉ sử dụng lá cây sau khi đã được khám và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.