Sữa chua cung cấp lợi khuẩn hữu ích cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc ăn sữa chua kèm với một số loại thực phẩm dưới đây có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm không nên ăn kèm sữa chua nhé!
Danh sách các thực phẩm không nên kết hợp với sữa chua
Sữa chua là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng như canxi, vitamin B2, vitamin B12, magiê, kali,... Sử dụng sữa chua thường xuyên giúp bảo vệ và củng cố sức khỏe cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe xương khớp.
Tuy nhiên, việc sử dụng sữa chua kèm với một số loại thực phẩm không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà bạn nên tránh khi dùng kèm với sữa chua:
1.1. Loại thịt đã qua chế biến
Không nên sử dụng sữa chua cùng lúc hoặc ngay sau khi ăn các món ăn từ thịt đã qua chế biến. Thịt đã qua chế biến thường bổ sung nhiều nitrat cho cơ thể. Khi tiếp xúc với axit hữu cơ trong sữa chua, nitrat có thể tạo ra axit nitric, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nếu muốn ăn, bạn nên đợi khoảng 1 tiếng sau khi ăn thịt mới ăn sữa chua.
1.2. Chuối, xoài
Sữa chua trái cây là một món ăn được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là sự kết hợp giữa sữa chua và chuối. Mặc dù sự kết hợp này có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp giữa hai loại thực phẩm này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đối với những người dễ bị rối loạn tiêu hóa, việc ăn sữa chua với chuối có thể gây ra đau bụng và vấn đề về tiêu hóa.
Không nên ăn sữa chua có đường cùng với xoài. Bởi vì hai loại thực phẩm này có tính chất đối lập, sữa chua tính lạnh trong khi xoài tạo nhiệt cho cơ thể. Việc kết hợp này có thể gây ra các vấn đề da như dị ứng, phát ban, và vẩy nến,...
Lốc 4 hộp sữa chua phô mai Zott vị dâu, vani 50g (phù hợp từ 6 tháng tuổi)
1.3. Thuốc
Không nên sử dụng sữa chua ngay sau khi uống thuốc vì điều này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, việc dùng sữa chua cùng với thuốc có thể làm tăng tiết axit trong dạ dày, gây nguy cơ viêm loét dạ dày. Do đó, tránh dùng sữa chua ngay sau khi uống thuốc.
1.4. Đậu nành
Đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein và chất xơ được nhiều phụ nữ ưa chuộng. Estrogen tự nhiên trong đậu nành hỗ trợ cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ. Tuy nhiên, kết hợp đậu nành với sữa chua có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Việc kết hợp hai loại thực phẩm này trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu canxi, gây đau nhức xương khớp.
Lốc 4 hộp sữa chua ít đường Vinamilk 100g (phù hợp từ 1 tuổi)
1.5. Thức ăn có dầu
Không nên kết hợp sữa chua với các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng,... Sử dụng sữa chua với các món này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu và mệt mỏi.
1.6. Cá
Sữa chua và cá đều cung cấp protein dồi dào. Do đó, không nên sử dụng cùng lúc vì có thể gây khó tiêu và các vấn đề khác liên quan đến dạ dày.
Sữa chua ít đường TH true YOGURT 100g
1.7. Hành tây
Sự kết hợp giữa sữa chua có tính lạnh và hành tây có khả năng tạo nhiệt có thể gây ra các triệu chứng như dị ứng da, phát ban, mề đay, chàm, vẩy nến,... để tránh những tình huống này, hãy tránh kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau.
1.8. Sữa tươi
Sữa tươi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như canxi, vitamin A, vitamin D,... và có nguồn gốc protein từ động vật giống sữa chua. Sử dụng sữa chua và sữa tươi cùng một lúc có thể gây dư axit dẫn đến tình trạng ợ chua, chướng bụng, tiêu chảy,...
Lốc 4 hộp sữa chua thanh trùng TH true YOGURT Top Kid vị vani 60g (từ 1 tuổi)
Những người nên hạn chế ăn sữa chua
Mặc dù sữa chua cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa, nhưng không phù hợp hoàn toàn với người già và trẻ em.
Vì dạ dày của người già và trẻ em thường yếu, sau khi ăn sữa chua có thể gây tiêu chảy, do đó cần thận trọng trước khi sử dụng sữa chua. Ngoài ra, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua.
Trong sữa chua chứa đường, hàm lượng đường không thấp nên những người mắc bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tuyến tụy nên hạn chế sử dụng sữa chua có đường. Cần hết sức cẩn trọng đối với những người thích uống rượu, hút thuốc,...
Lốc 4 hộp sữa chua trái cây Hoff vị dâu 55g (từ 6 tháng)
Một số lưu ý khi ăn sữa chua
- Tránh ăn quá nhiều sữa chua: Mặc dù sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng cần ăn đúng liều lượng. Trẻ em từ 1 - 2 tuổi nên dùng 1 - 2 hộp mỗi ngày, người trưởng thành và người già nên ăn 1 - 2 hộp mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều sữa chua trong một ngày.
- Không ăn sữa chua khi đói: Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng không nên ăn khi đói vì có thể gây viêm loét dạ dày. Thời điểm thích hợp để ăn sữa chua là sau bữa chính khoảng 30 phút - 2 tiếng.
- Không nấu sôi sữa chua: Nấu sôi sữa chua sẽ làm mất đi lợi khuẩn, nên nếu sữa chua lạnh, để ngoài môi trường 30 - 45 phút hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 nước sôi, 1 nước lạnh trong 15 phút trước khi ăn.
- Không ăn khi đông cứng: Không nên để sữa chua đông cứng trên ngăn đá vì vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh, làm mất đi lợi ích cho sức khỏe.
- Bảo quản sữa chua: Không nên bảo quản sữa chua ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng và thay đổi mùi vị. Nhiệt độ bảo quản phù hợp cho sữa chua là từ 4 - 8 độ C.
Sữa chua có đường Vinamilk SuSu IQ 80g