1. Vẹo cột sống và những dấu hiệu cần biết
Vẹo cột sống là sự cong ngang của cột sống vượt quá mức bình thường, thường xảy ra khi trẻ đang phát triển nhanh trong giai đoạn dậy thì. Hầu hết trường hợp vẹo cột sống là nhẹ, có thể điều trị từ sớm nhưng nếu để trẻ lớn lên có thể dẫn đến các biến dạng cột sống nghiêm trọng.
Vẹo cột sống ảnh hưởng đến sự linh hoạt của cột sống
Khi bị cong vẹo cột sống, có thể nhận biết dễ dàng qua các dấu hiệu về hình dáng và đường cong tự nhiên của cơ thể. Cụ thể bao gồm:
-
Phần vai nhô ra một cách bất thường.
-
Vai không đồng đều, một bên cao một bên thấp.
-
Một bên hông cao hơn một bên hông thấp, dẫn đến chênh lệch hai chân.
-
Các đốt sống không thẳng hàng.
-
Có dấu hiệu gù: lưng tròn, vai thấp, đầu nghiêng về phía trước.
Vẹo cột sống ở trẻ thường do bẩm sinh hoặc ngồi học không đúng tư thế, ít gây đau hơn so với người lớn. Người lớn thường gặp phải các triệu chứng như:
-
Đau ở thắt lưng.
-
Cơ lưng và chân căng cơ.
-
Mệt mỏi, khó thở.
-
Mất khả năng vận động.
Vẹo cột sống ở trẻ do bẩm sinh hoặc ngồi học không đúng tư thế ít gây đau
Dựa vào triệu chứng, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán để xác định chính xác tình trạng và mức độ vẹo cột sống.
2. Các loại vẹo cột sống thường gặp
Có các dạng vẹo cột sống phổ biến với đặc điểm khác nhau như sau:
2.1. Vẹo cột sống bẩm sinh
Vẹo cột sống có thể xuất hiện ở trẻ ngay từ khi mới sinh, do sự phát triển không đồng đều của cột sống trong bụng mẹ. Việc hình thành và phát triển đều đặn của các đốt sống là quan trọng để cột sống phát triển đúng cách. Tuy nhiên, nếu có nguyên nhân gì đó làm cho các đốt sống không phát triển đồng đều, hoặc nhiều hơn so với bình thường, sẽ dẫn đến chứng vẹo cột sống bẩm sinh.
Với vẹo cột sống bẩm sinh, triệu chứng có thể xuất hiện từ sớm hoặc khi trẻ lớn lên, khi đó đường cong của cột sống sẽ trở nên không bình thường hơn.
2.2. Vẹo cột sống tự phát
Khác với vẹo cột sống bẩm sinh, vẹo cột sống tự phát thường xảy ra ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành, do sự phát triển không đồng đều dẫn đến sự thay đổi hình dạng của cột sống. Dạng thường gặp nhất là cột sống cong về một bên và xoắn đồng thời.
Vẹo cột sống tự phát thường xảy ra ở người trưởng thành
Vẹo cột sống tự phát hay còn được gọi là vẹo cột sống tuổi vị thành niên, là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 10 đến 18 tuổi.
2.3. Vẹo cột sống khởi phát sớm
Dạng vẹo cột sống này xảy ra khi có đường cong từ trước tuổi dậy thì, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được các nhà khoa học xác định chính xác. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm: vai không đều, hông không đều, đầu nghiêng về một bên, và đường eo không đối xứng,...
2.4. Vẹo cột sống thần kinh cơ
Dạng vẹo cột sống thần kinh cơ phát triển do các vấn đề về thần kinh hoặc cơ bắp như:
-
Thương tổn não hoặc dây thần kinh cột sống do các bệnh lý, chấn thương,... gây ra sự gián đoạn trong việc truyền tin điện từ não đến tủy sống.
-
Các vấn đề về cơ bắp như teo cơ cột sống, bệnh Duchenne,... gây ra sự hạn chế và suy giảm kích thước các cơ cột sống, dẫn đến vẹo cột sống.
2.5. Vẹo cột sống khởi phát khi trưởng thành
Vẹo cột sống khởi phát khi trưởng thành thường là kết quả của tình trạng thoái hóa cột sống ở người trưởng thành, xảy ra khi các khớp xương và đĩa đệm bị thoái hóa. Sự thoái hóa này dần dần tăng cường áp lực lên cột sống và tạo ra đường cong cột sống lớn hơn so với bình thường.
Vẹo cột sống ở người trưởng thành thường khó điều trị
2.6. Dạng vẹo cột sống Syndromic
Đây là loại vẹo cột sống phát triển từ các hội chứng liên quan đến mô liên kết hoặc xương. Các hội chứng thường gặp bao gồm hội chứng rối loạn mô liên kết, hội chứng Trisomy 21, hội chứng Beale, hội chứng Rett,...
2.7. Dạng bệnh kyphosis của Scheuermann
Bệnh này xuất hiện khi phần trước của đốt sống phát triển chậm hơn phần sau khi còn nhỏ. Người mắc kyphosis thường đau lưng từ nhỏ đến khi trưởng thành và có vẹo cột sống ngày càng nặng.
3. Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống thường gặp
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây vẹo cột sống, nên hầu hết được chẩn đoán là vẹo cột sống không rõ nguyên nhân. Các chuyên gia cho biết có một số yếu tố có thể gây ra tình trạng này như:
-
Nhiễm trùng, chấn thương cột sống.
-
Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của xương cột sống.
-
Rối loạn thần kinh cơ, bại não,...
Nếu vẹo cột sống xuất phát từ nhiễm trùng hoặc chấn thương, cần điều trị nguyên nhân cùng với điều chỉnh đường cong cột sống. Việc can thiệp từ sớm giúp tránh tình trạng vẹo cột sống nghiêm trọng, gây đau đớn và hạn chế về vận động, thể chất.
Phương pháp điều trị vẹo cột sống sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ cong vẹo, trong đó việc thực hiện tập vật lý trị liệu được các chuyên gia khuyên dùng. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với trẻ em và thanh thiếu niên, giúp chỉnh vẹo cột sống nhẹ và vừa một cách tốt nhất. Ngoài ra, còn có các phương pháp điều trị khác như sử dụng nẹp cột sống, phẫu thuật thay thế xương hoặc khớp nhân tạo,...
Điều trị vẹo cột sống bằng chỉnh nẹp