Đối với các thí sinh, trong các dạng bài thuộc kỹ năng Listening, dạng bài Map labelling có lẽ là dạng khó đối phó nhất do cần không chỉ kĩ năng nghe hiểu mà cả kĩ năng định phương hướng. Tuy nhiên đây cũng là một trong những dạng khá hay gặp, vì vậy bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các thí sinh một số lưu ý khi xử lý dạng bài này.
Key takeaways
Map labelling là một trong những dạng không hiếm gặp trong Listening. Thí sinh sẽ được cung cấp một hình ảnh bản đồ và một danh sách tên các địa điểm để xác định vị trí.
Để làm tốt dạng bài này, thí sinh cần chú ý một số vấn đề sau: phân tích đề bài; nắm vững ngôn ngữ trong bài nghe
Thông tin tổng quan
Đây là mẫu cho đề bài dạng Maps mà thí sinh sẽ bắt gặp trong phần thi Listening:
Questions 16-20
Label the plan below.
Write the correct, A-H, next to Questions 16-20.
16. Starting point for walking the walls .…
17. Bow and arrow display ….
18. Hunting birds display ….
19. Traditional dancing ….
20. Shop ….
Branley Castle
(Nguồn: Cambridge IELTS 14, bài thi 2)Thí sinh sẽ được cung cấp hình ảnh một bản đồ của một khu vực ngoài trời hoặc bản vẽ thiết kế của một công trình nhà. Trong đó sẽ có các ô điền chữ cái A, B, C, D... chính là các đáp án được đưa ra để thí sinh lựa chọn. Đó là phần hình ảnh, về đề bài, thí sinh sẽ được cung cấp một danh sách các tên địa điểm nằm trong bản đồ đó. Bài nghe trong dạng bài này sẽ là dạng bài thuyết trình, do chỉ một người nói nhằm giới thiệu cho người khác về cách đi tới các địa điểm trong bản đồ. Việc thí sinh cần làm sẽ là nghe bài nghe, từ đó xác định xem các địa điểm trong danh sách nằm ở điểm nào trên bản đồ được cho.
Phân tích yêu cầu của đề
Dù là với dạng bài nào trong kỹ năng nào, việc phân tích đề bài cũng vô cùng cần thiết, giúp thí sinh nắm rõ nhiệm vụ cần làm trong bài để hoàn thành được tốt. Đối với dạng bài này, thí sinh cần tận dụng khoảng thời gian trước khi bài nghe được phát để thực hiện một số yêu cầu sau:
Xác định bố cục chung và các hướng trong bản đồ: cụ thể thí sinh cần nắm được các yếu tố sau:
— Xác định loại bản đồ: ngoài trời hay trong nhà? So sánh 2 loại bản đồ này thì có thể nói bản đồ ngoài trời sẽ có phần khó hơn so với bản đồ trong nhà, do ngoài trời sẽ có nhiều cảnh vật gây nhiễu và đường đi lại cũng sẽ ngoằn ngoèo uốn lượn, khó định hướng hơn nhiều so với bản vẽ vuông vức, gọn gàng ở trong nhà.
— Xác định điểm bắt đầu: đây là bước tối quan trọng do thí sinh cần nắm được xuất phát điểm để từ đó hướng theo chỉ dẫn trong bài nghe và tìm được đúng đích đến
— Xác định các hướng (đông - tây - nam - bắc) và các bên (trái - phải): đối với bước này, thí sinh cần đặc biệt chú ý tới 4 hướng do phần lớn các thí sinh không quen với việc định hướng theo kiểu Đông Tây Nam Bắc. Một số bài sẽ vẽ sẵn la bàn trên bản đồ thì thí sinh có thể không cần vẽ lại (hoặc vẽ lại nếu thấy la bàn không đủ để nhìn rõ), nhưng một số bài sẽ không vẽ sẵn nên đây là một trong những việc đầu tiên thí sinh cần làm khi đọc đề - vẽ la bàn. Ngoài ra, thí sinh cũng cần nắm rõ ý nghĩa 4 chữ viết tắt của 4 hướng để tránh nhầm lẫn khi định hướng.
Xác định các vị trí nổi bật hoặc dễ nhầm lẫn trên bản đồ: giúp thí sinh đánh dấu trước các đáp án khả thi và các bẫy có thể gặp phải
— Thông thường, các bản đồ trong bài thi sẽ có các điểm gây nhiễu. Thí sinh cần phát hiện ra các điểm này và phân biệt được sự khác nhau. Ví dụ, ở bản đồ trên, điểm E và điểm G đều có thể đi đến nếu bắt đầu di chuyển từ main entrance và rẽ trái. Tuy nhiên, để đến E, người ta cần rẽ phải; để đến G, người ta cần rẽ trái, qua cầu.
— Ngoài ra, một số điểm được đọc tên trong bài nghe còn có thể có các đặc điểm đặc biệt riêng. Ví dụ, điểm D nằm ở cuối con đường (ngõ cụt). Trong một số bài bản đồ khác, các điểm cần tìm nằm ở khu vực đặc biệt (được bao quanh bởi hàng cây).
Hiểu rõ ngôn ngữ được sử dụng trong bài nghe
Ngoài việc phân tích đề bài, thí sinh cũng cần trau dồi các ngôn ngữ chỉ hướng của riêng dạng Maps. Do đây là dạng bài đặc biệt, không chỉ cần nghe thông tin trong bài nghe mà còn cần xác định phương hướng, thí sinh sẽ bắt gặp rất nhiều ngôn ngữ chỉ vị trí, hướng trong bài. Bên cạnh đó, việc trau dồi các ngôn ngữ chỉ hướng này không chỉ có tác dụng trong kỹ năng Listening mà còn có thể ứng dụng trong kỹ năng Writing khi phần thi này cũng có dạng Maps trong Task 1.
So sánh giữa 2 đối tượng/ nhiều đối tượng trên bản đồ:
in front of | phía trước |
behind | đằng sau |
to the left of… on the left-hand side of… | bên trái |
to the right of… on the right-hand side of… | bên phải |
on one side (east/right…) of… >< on the other side of… | bên này/bên kia |
east/west north/south | phía đông >< phía tây phía bắc >< phía nam |
opposite across the…from… face… | đối diện |
end in the near end of… in the far end of… | đầu/cuối |
between A & B | ở giữa 2 điểm |
in the centre/center in the middle | giữa bản đồ |
in the corner top-left corner bottom-right corner southeast corner | trong góc |
inside >< outside | bên ngoài >< bên trong |
surrounded by… | ở giữa (đám cây) |
above >< below | phía trên/phía dưới |
by (the road/the river) next to | bên cạnh |
Chỉ hướng theo góc nhìn thứ nhất
turn left/turn right take the … first left/the road right to your left | rẽ trái/rẽ phải |
straight ahead | đi thẳng |
pass walk/go past | vượt qua |
go around | đi quanh |
reach | đến |
enter | đi vào |
Ngôn ngữ chỉ địa điểm trong không gian kín
foyer/hall | sảnh |
lobby/hall/hallway | hành lang |
room/door | phòng |
building complex (toà phức hợp) | toà nhà |
stair/staircase ramp (đường đi dành cho người khuyết tật) | cầu thang |
lift elevator | thang máy |
entrance gate | cổng |
pond lake | ao/hồ |
Ngôn ngữ chỉ địa điểm ngoài không gian mở
main way/road avenue lane drive | đường lớn |
side path/side road footpath | đường nhỏ/lối mòn |
bridge | cầu |
roundabout | bùng binh/vòng xuyến |
river | sông |
junction T-junction intersection | ngã ba/ngã tư |
turn bend | ngã rẽ |
block | lô đất |
Bên cạnh đó, không chỉ nắm vững về từ vựng, thí sinh cũng nên hiểu rõ cách diễn đạt chỉ hướng sẽ được sử dụng trong bài nghe. Thí sinh sẽ thường gặp cấu trúc trình bày thông tin thường gặp ở dạng Maps như sau:
Cấu trúc miêu tả khi người nghe cần di chuyển: Giới thiệu tên Điểm bắt đầu → Cách di chuyển → Điểm mốc 1 → Cách di chuyển → Điểm mốc 2 → … → Cách di chuyển → Điểm mốc n → Cách di chuyển → Điểm cuối → Miêu tả thêm thông tin phụ về điểm cuối.
Ví dụ: Now, the football pitch. From the car park, you need to travel north until you reach the library. That’s it, the big red building at the end of the path. From there, take the path to your left. Keep travelling and you will see a large stadium. The football pitch is inside it. This place is very popular amongst the students in our major...
Cấu trúc miêu tả vị trí dựa vào các điểm có sẵn trên bản đồ: Giới thiệu tên → vị trí tuyệt đối của đối tượng miêu tả → vị trí tương đối của đối tượng miêu tả so với điểm có sẵn.
Ví dụ: We’ve decided we definitely need a pedestrian crossing. We decided to locate it on High Street, crossing the road in front of the supermarket.
Áp dụng
Link file nghe
Questions 11—14
Choose the correct letter, A, B or C.
Minster Park
The park was originally established
A. as an amenity provided by the city council.
B. as land belonging to a private house.
C. as a shared area set up by the local community.
Why is there a statue of Diane Gosforth in the park?
A. She was a resident who helped to lead a campaign.
B. She was a council member responsible for giving the public access.
C. She was a senior worker at the park for many years.
During the First World War, the park was mainly used for
A. exercises by troops.
B. growing vegetables.
C. public meetings.
When did the physical transformation of the park begin?
A. 2013
B. 2015
C. 2016
Questions 15—20
Label the map below.
Write the correct letter, A—I, next to Questions 15—20.
Minster Park
15 statue of Diane Gosforth …………..
16 wooden sculptures …………..
17 playground …………..
18 maze …………..
19 tennis courts …………..
20 fitness area …………..
Đáp án:
C
A
B
C
E
C
B
A
G
D
Transcript:
WOMAN: I'm very pleased to welcome this evening's guest speaker, Mark Logan, who's going to tell us about the recent transformation of Minster Park. Over to you, Mark.
MARK:
Thank you. I'm sure you're all familiar with Minster Park. It's been a feature of the city for well over a century, and has been the responsibility of the city council for most of that time. What perhaps isn't so well known is the origin of the park: unlike many public parks that started in private ownership, as the garden of a large house. for instance. Minster was some waste land, which people living nearby started planting with flowers in 1892. It was unclear who actually owned the land, and this wasn't settled until 20 years later, when the council took possession of it.
You may have noticed the statue near one of the entrances. It's of Diane Gosforth, who played a key role in the history of the park. Once the council had become the legal owner, it planned to sell the land for housing. Many local people wanted it to remain a place that everyone could go to, to enjoy the fresh air and natural environment — remember the park is in a densely populated residential area. Diane Gosforth was one of those people. and she organised petitions and demonstrations, which eventually made the council change its mind about the future of the land.
Soon after this the First World War broke out, in 1914, and most of the park was dug up and planted with vegetables, which were sold locally. At one stage the army considered taking it over for troop exercises and got as far as contacting the city council, then decided the park was too small to be of use. There were occasional public meetings during the war, in an area that had been retained as grass.
After the war, the park was turned back more or less to how it had been before 1914, and continued almost unchanged until recently. Plans for transforming it were drawn up at various times, most recently in 2013, though they were revised in 2015, before any work had started. The changes finally got going in 2016, and were finished on schedule last year.
OK, let me tell you about some of the changes that have been made — and some things that have been retained. If you look at this map, you'll see the familiar outline of the park, with the river forming the northern boundary, and a gate in each of the other three walls. The statue of Diane Gosforth has been moved: it used to be close to the south gate, but it's now immediately to the north of the lily pond, almost in the centre of the park, which makes it much more visible.
There's a new area of wooden sculptures, which are on the river bank, where the path from the east gate makes a sharp bend.
There are two areas that are particularly intended for children. The playground has been enlarged and improved, and that's between the river and the path that leads from the pond to the river.
Then there's a new maze, a circular series of paths, separated by low hedges. That's near the west gate — you go north from there towards the river and then turn left to reach it.
There have been tennis courts in the park for numerous years, and they have now been increased, from four to eight. They remain situated in the south-west corner of the park, where there is a right-angle turn in the pathway.
Another point I wish to bring up is the recently established fitness area. This is located directly adjacent to the lily pond on the same side as the western entrance.
Presently, as all of you are enthusiasts of gardening, I am certain you will be interested to learn about the plant selections made for the park.