Ngụy biện (Fallacy) là một dạng lỗi sai trong tư duy và lý luận, xuất hiện khá phổ biến ở các bài thi IELTS, đặc biệt là bài viết Task 2. Các lỗi ngụy biện khiến cho lập luận của người viết trở nên thiếu chặt chẽ, bất hợp lý về mặt logic và dễ dàng bị phản bác hơn. Mắc phải các lỗi ngụy biện trong bài task 2 sẽ làm giảm đi tính thuyết phục của lý lẽ và dẫn chứng cũng như ảnh hưởng xấu đến hiệu quả tranh luận của bài. Việc nhận biết và khắc phục được các lỗi ngụy biện sẽ giúp lập luận trở nên chắc chắn và sắc sảo hơn, cải thiện chất lượng nội dung và kết quả của bài viết. Một số lỗi ngụy biện thường gặp trong Task 2 Writing có thể kể đến như Ngụy biện Cá Trích Đỏ (Red Herring Fallacy), Ngụy biện So Sánh Ẩu (Weak Analogy Fallacy) hay Ngụy biện Khái Quát Hóa Vội Vã (Hasty Generalization Fallacy),… Các lỗi ngụy biện này đều phản ánh sai lầm trong tư duy của người viết, thể hiện qua những cách lập luận bất hợp lý và kém hiệu quả. Bài viết Phần 1 của series đã nêu ra và phân tích cách nhận biết cũng như khắc phục lỗi ngụy biện đầu tiên: Ngụy biện Người Rơm (Straw Man Fallacy). Ở phần 2, bài viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu lỗi ngụy biện thường gặp tiếp theo: Ngụy biện Dốc Trượt (Slippery Slope Fallacy) cũng như gợi ý các dấu hiệu để nhận biết và cách chỉnh sửa lỗi sai này.
Key Takeaways:
Ngụy biện Dốc Trượt (Slippery Slope Fallacy): Dẫn dắt vấn đề ban đầu qua một loạt các vấn đề khác theo quan hệ nguyên nhân – kết quả mà không đưa ra phép chứng minh phù hợp
Khắc phục: Đưa ra các luận cứ phù hợp khi muốn chứng minh rằng vấn đề A sẽ gây ra vấn đề B và tương tự. Cẩn thận khi đưa ra đánh giá “A dẫn tới B” và thay đổi các mệnh đề tuyệt đối bằng các mệnh đề tương đối.
Ngụy biện Dốc Trượt là gì?
Cuối cùng, người viết đưa ra đánh giá và kết luận rằng vấn đề đầu sẽ dẫn tới vấn đề cuối trong “con dốc ngụy biện” ấy. Tuy nhiên, điểm bất hợp lý cần chú ý ở đây là, người viết không hề cung cấp bằng chứng để chứng minh rằng vấn đề đầu có thể gây ra các vấn đề thay thế ở phần lập luận. Tất cả chỉ là sự mặc định công nhận của người viết.
Xét ví dụ sau:
Đề: Governments should make laws about people’s nutrition and food choice. Others argue that it is their choice. Discuss both views and give your opinion.
Lập luận trong bài: If people’s diets are not under control of governments, individuals will excessively consume harmful products such as alcohols, fast foods or even toxic dishes. Once those ingredients are in use popularly, physical health of citizens will be catastrophically affected, which results in a great burden on healthcare systems. Eventually, this phenomenon will destroy national economies.
Phân tích đoạn văn trên, ta có thể thấy sự bất hợp lý của lỗi Ngụy biện Dốc Trượt. Từ vấn đề A ban đầu (chính phủ không kiểm soát chế độ ăn), người viết lập luận rằng vấn đề ban đầu sẽ gây ra vấn đề B (tiêu thụ quá nhiều thức ăn có hại). Tiếp đó, người viết lại khẳng định vấn đề B sẽ gây ra vấn đề C (tàn phá sức khỏe cộng động) và vấn đề C dẫn đến hậu quả là vấn đề D (hệ thống y tế quá tải). Sau cùng, vấn đề D sẽ dẫn tới vấn đề E (phá hủy nền kinh tế).
Thoạt nhìn, phép lập luận trong đoạn văn trông có vẻ khá hợp lý. Người viết lần lượt đưa ra một số hậu quả của vấn đề đang được bàn. Hậu quả tương đối “vĩ mô” được đưa ra trong kết luận khiến cho người đọc cảm nhận được hiệu quả phản biện tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, đoạn văn đã mắc lỗi Ngụy biện Dốc Trượt và hoàn toàn không hợp lý về mặt logic. Đầu tiên, tác giả không hề chứng minh được vấn đề A sẽ gây ra vấn đề B mà mặc nhiên công nhận điều đó. Việc “chính phủ không kiểm soát ăn uống của người dân” chưa chắc sẽ dẫn tới việc “tiêu thụ thức ăn độc hại quá nhiều”, bởi việc ăn những thực phẩm độc hại là do mỗi cá nhân quyết định chứ không bị thúc đẩy bởi chính phủ. Ta thấy rõ ràng trong thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới không hề kiểm soát chuyện uống rượu bia hay ăn đồ có hại của công dân, và ở những quốc gia đấy không phải người dân nào cũng tiêu thụ thực phẩm độc hại quá đà.
Tương tự, từ vấn đề B, tác giả cũng không hề đưa ra các luận cứ hợp lý để chứng minh hậu quả gây ra ở vấn đề C, D và E. Dễ thấy, việc tiêu thụ rượu bia hay thức ăn nhanh khá phổ biến trên thế giới, nhưng chưa nơi nào mà “hệ thống y tế quá tải” hay “kinh tế bị tàn phá” chỉ vì người dân được tự do ăn uống cả.
Lập luận trong bài văn trên hoàn toàn vô nghĩa về mặt lý luận, bởi khi chưa thể chứng minh từ A dẫn tới B thì kết luận từ A dẫn E rất phi logic và không thuyết phục. Qua đoạn văn trên, ta cũng có thể thấy được cấu trúc cơ bản của lỗi Ngụy biện Dốc Trượt, thể hiện qua sơ đồ sau:
Quan sát sơ đồ, ta thấy vấn đề gốc ban đầu sẽ “trượt dài” trên “con dốc ngụy biện”. Tác giả không chứng minh được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các vấn đề mà chỉ dẫn dắt dần để tích cực hóa hay tiêu cực hóa vấn đề ban đầu sao cho phù hợp với mục đích tranh luận của bản thân. Như ở ví dụ trên, tác giả đã tiêu cực hóa việc “chính phủ không kiểm soát ăn uống” và nêu ra các hậu quả tương đối “thảm khốc” dù không hề chứng minh được vấn đề ban đầu sẽ gây ra các hậu quả trong bài.
Giải pháp
Khi tranh biện hoặc viết lách, có hai quy tắc chính ta có thể áp dụng để khắc phục lỗi Ngụy biện Dốc Trượt.
Quy tắc thứ nhất: Đặc biệt cẩn thận khi đưa ra đánh giá về 'Vấn đề A gây ra Vấn đề B'.
Cần phải xác định rõ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trước khi đưa ra luận cứ liên quan. Người viết chỉ nên đánh giá vấn đề A sẽ gây ra vấn đề B khi đảm bảo được một trong hai yếu tố sau:
a. Việc “A dẫn tới B” là điều hiển nhiên hoặc là kiến thức phổ thông (common knowledge).
Nếu mối quan hệ nhân – quả giữa A và B là một điều hiển nhiên và được công nhận rộng rãi, ta có thể nêu ra mệnh đề này và không cần giải thích quá nhiều. Ví dụ, việc “sử dụng ma túy” sẽ dẫn tới “nghiện ma túy” hay “giết người” thì sẽ trở thành “tội phạm”. Đó là những việc khá rõ ràng và được chấp nhận rộng rãi nên ta có thể mặc định công nhận mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Tuy nhiên, những vấn đề quá hiển nhiên như thế sẽ ít khi được mang ra tranh luận.
b. Nếu muốn nói “A dẫn tới B” mà mối quan hệ nhân – quả của A và B không được công nhận phổ biến, người viết cần đưa ra các lý lẽ và dẫn chứng phù hợp để chứng minh được mệnh đề “A dẫn tới B”. Tránh tuyệt đối việc cho rằng A sẽ dẫn tới B mà không đưa ra giải thích nào thêm. Khi A chưa được chứng minh là liên quan tới B, các luận cứ từ B trở về sau đều trở nên vô nghĩa và cả đoạn văn sẽ mất đi hiệu quả thuyết phục.
Quy tắc thứ hai: Đổi 'tuyệt đối' thành 'tương đối'
Trong cuộc sống, rất ít trường hợp ta có thể khẳng định từ A chắc chắn sẽ gây ra B. Hầu hết ở mọi trường hợp, mối quan hệ nhân – quả có tính tuyệt đối sẽ gây ra nhiều tranh cãi và khó chứng minh hơn mối quan hệ nhân – quả có tính tương đối.
Ví dụ, nếu ta nói “Hút thuốc lá gây ung thư phổi”, mệnh đề này sẽ gây ra nhiều tranh cãi bởi không thể khẳng định cứ hút thuốc là sẽ bị ung thư phổi. Ung thư phổi còn phụ thuộc vào tần suất hút cũng như các yếu tố khác. Có rất nhiều người hút thuốc trong nhiều năm nhưng không hề bị ung thư phổi. Thay vào đó, ta nên dùng một mệnh đề có tính tương đối “Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi”. Mệnh đề này có tính hợp lý và thực tế cao hơn mệnh đề tuyệt đối, đồng thời cũng dễ dàng chứng minh hơn bởi có rất nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ điều này và nó gần như đã trở thành kiến thức phổ thông.
Khi viết Task 2 IELTS, người viết cũng nên cẩn thận khi sử dụng những từ ngữ mang ý nghĩa tuyệt đối như: definitely, absolutely, certainly,… Khi muốn nêu một mệnh đề quan hệ nhân – quả, người viết nên xem xét sử dụng các cụm từ mang tính tương đối như: be likely to, be at risk of, may,… Các mệnh đề có quan hệ nhân – quả mang tính tương đối sẽ dễ chứng minh hơn các mệnh đề tuyệt đối rất nhiều.
Ở đoạn văn trong ví dụ đầu tiên, ta có thể áp dụng quy tắc thứ hai và sửa các mệnh đề tuyệt đối thành tương đối để dễ dàng hơn trong lập luận. Đồng thời, chuỗi vấn đề ngụy biện của đoạn văn cần được rút gọn. Trong phép Ngụy biện Dốc Trượt, ta có thể tưởng tượng vấn đề ban đầu như một quả bóng tuyết lăn trên “con dốc ngụy biện” đầy tuyết, càng lăn đi xa thì quả bóng tuyết càng lớn. Tương tự như thế, chuỗi vấn đề nguyên nhân – kết quả mà càng dài thì vấn đề cuối sẽ thay đổi càng nhiều và càng xa vời so với vấn đề gốc.
Lời giải đề xuất: As governments do not control citizens’ diet, some people are able to acquire deleterious eating habits such as over-consumption of alcoholic products or fast food. Consequently, the phenomenon might increase the risk of alcoholism or obesity in the society.
Có thể thấy trong đoạn văn trên, tác giả vẫn nêu ra một số tác hại của việc chính phủ không kiểm soát ăn uống. Tuy nhiên, tác giả nêu ra các tác hại bằng những mệnh đề tương đối, “một vài người (some people) có thể (are able to)…”. Điều này hợp lý và dễ dàng chấp nhận hơn bởi trong thực tế, ở những quốc gia chính phủ không kiểm soát ăn uống, một số người dân có thói quen ăn uống rất xấu trong khi một vài người khác vẫn ăn uống lành mạnh. Tránh việc cho rằng cứ được tự do ăn uống thì tất cả mọi người sẽ ăn uống không lành mạnh.
Ngoài ra, để ủng hộ việc chính phủ kiểm soát ăn uống, người viết cũng có thể cân nhắc một số luận điểm nói lên lợi ích của việc này, thay chỉ tập trung vào các ảnh hưởng xấu của điều ngược lại.
Bài tập về sự sai lầm ngụy biện trong IELTS Writing Task 2
Bài tập số 1:
Đề: Some people believe that school children should not be given homework by their teachers, whereas others argue that homework plays an important role in the education of children. Discuss both of these views and give your own opinion
Lập luận trong bài: Without the assignment of homework, students will undoubtedly forget most of the knowledge delivered at school. In the long term, academic performance of these students will be negatively influenced, eventually causing the deterioration of educational quality. It is undeniable that bad educational quality is detrimental to many aspects of a country’s development, such as economy, technology and sciences. Arguably, not providing homework for children is the first step on the road leading to the destruction of national education systems.
Bài giải số 1:
Phân tích: Ở đoạn văn trên, ta có thể thấy lỗi Ngụy biện Dốc Trượt của tác giả được thể hiện khá rõ ràng. Từ vấn đề A được nêu ra ban đầu (không giao bài tập về nhà), tác giả khẳng định A sẽ dẫn tới vấn đề B (Học sinh sẽ quên hầu hết kiến thức ở trường), sau đó vấn đề B lại tiếp tục gây ra C (kết quả học tập bị ảnh hưởng trầm trọng), C sẽ có hậu quả là vấn đề D (chất lượng giáo dục suy giảm) và D lại tiếp tục gây ra hậu quả E (đất nước kém phát triển).
Thoạt nhìn, người đọc có thể dễ dàng thấy “choáng ngợp” trước những hậu quả “đáng sợ” của việc không giao bài tập về nhà. Đoạn văn đưa ra những tác hại tưởng chừng như liên kết rất chặt chẽ với nhau những thật ra những lý lẽ trên hoàn toàn vô nghĩa. Tác giả không đưa bất kỳ luận cứ nào để chứng minh mối quan hệ nhân – quả giữa các vấn đề ở trên mà chỉ mặc nhiên thừa nhận. Điều đó vô cùng bất hợp lý. Có thể thấy, khi không giao bài tập về nhà, một số học sinh có thể quên bài ở lớp nhưng không có nghĩa tất cả học sinh đều sẽ quên bài ở lớp. Việc quên bài ở lớp cũng chưa hề được chứng minh sẽ dẫn tới các hậu quả “kinh khủng” như trong phần lập luận của tác giả, tất cả chỉ là suy luận cá nhân của tác giả. Vấn đề ban đầu đã được tác giả tiêu cực hóa đi nhiều lần và những vấn đề thay thế về sau trở nên xa vời và không còn liên quan đến vấn đề gốc nữa.
Khắc phục: Ở đoạn văn trên, khi gợi ý bất kỳ một hậu quả nào cho vấn đề ban đầu, người viết cần đưa ra các lập luận phù hợp để chứng minh mối quan hệ nhân – quả giữa các vấn đề không được tùy tiện đưa ra khẳng định “A sẽ dẫn tới B”.
Ngoài ra, người viết có thể thay thế các mệnh đề tuyệt đối bằng các mệnh đề tương đối. Các mệnh đề tương đối sẽ ít gây tranh cãi hơn và dễ dàng chứng minh hơn rất nhiều. Ví dụ, nếu cho rằng cứ không giao bài tập thì học sinh sẽ quên bài ở trường, điều này không hợp lý vì không phải tất cả học sinh đều quên hết bài mà chỉ một số học sinh sẽ như thế. Nếu ta nói việc không giao bài tập có thể dẫn tới việc một số học sinh quên kiến thức, điều này sẽ thuyết phục và dễ chấp nhận hơn.
Ngoài ra, để ủng hộ việc giao bài tập về nhà, người viết có thể đưa ra một số luận điểm khác như việc giao bài tập giúp học sinh rèn luyện ý thức tự học, kỹ năng quản lý thời gian hay tinh thần trách nhiệm với công việc.
Khắc phục: From my perspective, I am in favour of the assignment of homework for students. Firstly, homework is an effective tool for students to review and remember lessons after classes. Without homework, some students may forget parts of the knowledge that have been studied. Furthermore, homework provide opportunities for children to acquire self-studying skills and to take responsibility for personal improvements. Engaging in educational tasks at home supports children in learning how to manage time wisely and how to actively solving problems without face-to-face instructions from teachers.
Bài tập số 2:
Đề: Một số người cho rằng tất cả các thanh thiếu niên nên phải thực hiện công việc không lương trong thời gian rảnh rỗi của họ để giúp đỡ cộng đồng địa phương. Họ tin rằng điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả thanh thiếu niên và xã hội nói chung.
Bạn đồng ý hoặc không đồng ý?
Lập luận trong bài: If adolescents are not required to participate in unpaid work for society, they will spend their spare time developing detrimental habits such as playing computer games or consuming alcoholic products. Eventually, this phenomenon results in young people becoming increasingly more self-indulgent, irresponsible and unwilling to contribute to public development.
Bài giải 2:
Phân tích: Tương tự như bài 1, đoạn văn trong bài 2 thể hiện lỗi ngụy biện Dốc Trượt khá rõ ràng, từ vấn đề A (thiếu niên không cần làm việc không lương cho cộng đồng), người viết cho rằng A sẽ gây ra B (hình thành những thói xấu) và cuối cùng dẫn tới C (người trẻ lớn lên sẽ thiếu trách nhiệm với cộng đồng). Tác giả không đưa ra các lý lẽ và dẫn chứng hợp lý để chứng minh chuỗi sự việc nói trên. Rõ ràng, lập luận của tác giả rất vô lý. Có rất nhiều người trẻ không làm việc thiện nguyện cho cộng đồng, nhưng họ vẫn không hề hình thành những thói quen xấu. Thói quen xấu cũng không chắc chắn sẽ tạo nên những người lớn vô trách nhiệm.
Khắc phục: người viết có thể áp dụng quy tắc số 2 trong phần khắc phục, gợi ý tác hại của vấn đề bằng một mệnh đề tương đối. Như vậy, lập luận sẽ trở nên thuyết phục hơn.
Nếu muốn ủng hộ việc yêu cầu trẻ vị thành niên làm tình nguyện vì cộng đồng, người viết cũng có thể dùng mệnh đề tương đối để đưa ra một số lợi ích mà việc này đem lại như phát triển kỹ năng mềm cho người trẻ, kết nối nhiều người với nhau khơi gợi mong muốn được cống hiến cho cộng đồng.
Lời giải đề xuất: It should be compulsory for adolescents to take part in unpaid work and make contribution to the society These voluntary jobs are greatly supportive in developing soft skills and equipping real-life working experience for teenagers. Furthermore, through these activities, teenagers are given numerous chances to interact, to connect and to befriend different people, which is very advantageous for their studying as well as their future careers.
Bài tập số 3:
Đề: Violent content should be completely removed from all kinds of media. Discuss both views and give your own opinion.
Lập luận trong bài: From my perspective, I would advocate for the entire removal of violent content from public media. Violent content is able to harmfully influence individuals, especially offspring and adolescents in terms of mentality and behaviour. Regular exposure to brutal or bloody images may result in a higher risk of children involving in physical fighting.
Bài giải 3:
Phân tích: Ở đoạn văn trên, ta có thể thấy cấu trúc của phép lập luận cũng dựa trên quan hệ nguyên nhân – kết quả. Tác giả cho rằng, những nội dung bạo lực có thể ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ và hành vi của một số người, cũng như dẫn tới sự gia tăng nguy cơ hành vi xô xát ở trẻ em.
Tuy nhiên, phần văn trên không mắc lỗi Ngụy biện Dốc Trượt. Cần hiểu rõ rằng, không phải mọi đoạn văn sử dụng quan hệ nguyên nhân – kết quả trong luận điểm đều mắc lỗi Ngụy biện Dốc Trượt. Đầu tiên, tác giả sử dụng mệnh đề tương đối để trình bày lý lẽ đầu tiên: Nội dung bạo lực 'có khả năng (is able to)' ảnh hưởng xấu đến tâm lý hoặc hành vi của mọi người. Mệnh đề tương đối sẽ cụ thể và hợp lý hơn mệnh đề tuyệt đối. Giả sử nếu nói 'Nội dung bạo lực sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý và hành vi của cộng đồng', điều này sẽ gây tranh cãi vì không phải tất cả mọi người xem nội dung bạo lực đều bị ảnh hưởng về tâm lý hoặc hành vi. Việc 'Nội dung bạo lực có khả năng ảnh hưởng xấu' sẽ phản ánh đúng hơn vì nó đã kích thích một số hành vi bạo lực ở một số người, điều này đã được ghi nhận thường xuyên nhưng không phải tất cả mọi người đều bị.
Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng tiếp xúc với nội dung máu me hoặc tàn bạo 'có thể (may)' tăng hành vi bạo lực ở trẻ em. Điều này hợp lý vì nhiều phim hoặc chương trình giới hạn độ tuổi người xem lo ngại trẻ em sẽ bắt chước các hành vi bạo lực. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em xem phim bạo lực sẽ thực hiện hành vi bạo lực, do đó, mệnh đề sẽ sai nếu được viết với tính chất tuyệt đối.
Điều chỉnh lại nội dung cho ví dụ 1 và 2. Tránh những chủ đề mang tính nhạy cảm