Trong cuộc sống, tư duy logic là kỹ năng cơ bản và thiết yếu của con người. Theo lifehack.org, tư duy logic là khả năng tập trung vào nhiệm vụ bằng cách tuân thủ chuỗi quá trình tư duy gồm những kết luận được kết nối theo thứ tự trước sau, cho đến khi tìm ra kết quả cuối cùng, hợp lý nhất. Trong các bài thi năng lực tiếng Anh quốc tế như IELTS, đặc biệt là phần thi IELTS Writing Task 2, ngoài tư duy phản biện, thí sinh cần trang bị kỹ năng tư duy logic, phục vụ cho việc triển khai ý tưởng trong bài viết. Việc áp dụng chính xác và hiệu quả tư duy logic giúp cho bài viết của thí sinh được rõ ràng, mạch lạc hơn. Nhờ đó, điểm thành phần trong tiêu chí Cohesion and Coherence (yếu tố mạch lạc và liên kết ý tưởng, đoạn văn trong một bài văn) được cải thiện.
Bài viết sau đây sẽ đề cập một số lỗi phổ biến có liên quan đến tư duy logic của người học, cụ thể là phần thi IELTS Writing Task 2, từ đó gợi ý cho người học cách khắc phục điểm yếu trong cách tư duy để đạt được band điểm mong muốn.
Khái niệm “lỗi logic”
Các dạng lỗi logic
Lỗi “đa nghĩa” (Equivocation Fallacy)
Theo định nghĩa trên trang Wikipedia trong bài viết “List of Logical Fallacies”, lỗi này xuất hiện khi thí sinh sử dụng một từ hay cụm từ với nhiều nghĩa khác nhau trong cùng một lập luận (Reasoning). Điều này tạo nên sự mập mờ, không rõ ràng của lập luận.
Mô hình cơ bản
Ví dụ minh họa
Trong chủ đề Social Issues (Vấn đề xã hội): Luận đề: Donating money to charity is the right thing to do. (Tạm dịch: Việc quyên góp tiền vào từ thiện là một việc làm đúng đắn.) Kết luận: Therefore, charities have a right to our money. (Tạm dịch: Vì vậy, các tổ chức từ thiện có quyền sử dụng tiền quyên góp.) |
Trong ví dụ trên, từ right trong luận đề mang nghĩa đúng đắn nhưng trong kết luận lại mang nghĩa quyền hành.
Việc từ right mang hai nghĩa khác nhau trong cùng một lập luận khiến cho khiến cho nghĩa của các câu không liên quan với nhau.
Phương pháp khắc phục lỗi
Trước khi viết, người viết cần xác định rõ những từ và cụm từ quan trọng trong lập luận và kiểm tra xem liệu những từ/ cụm từ này có nhiều hơn một nghĩa hay không. Nếu từ/ cụm từ đó có hai nghĩa trở nên, người viết cần cẩn trọng trong việc sử dụng một tầng nghĩa nhất quán trong đoạn văn, tránh gây khó hiểu cho người đọc. Ngoài ra, người viết cũng có thể thay đổi các từ/ cụm từ này nhằm đảm bảo tính đồng nhất trong ý nghĩa của câu.
Người đọc có thể tham khảo cách khắc phục vấn đề trong ví dụ trên khi làm bài IELTS Writing task 2 chủ đề Social Issues như sau:
Luận đề: Donating money to charity is the right thing to do.
Kết luận: By doing this, people can help those who are homeless and living below the povery line.
Từ vựng:
Homeless (a): vô gia cư
To live below the poverty line (v): sống trong tình trạng nghèo và thiếu thốn
Trong cách sửa trên, một từ right đã được lược bỏ để tránh sự sai lệch về nghĩa và làm rõ được việc quyên góp có lợi ích như thế nào.
Lỗi “nguyên nhân sai” (False cause)
Cũng trong bài viết “List of Logical Fallacies”, đầy là lỗi xuất hiện khi người viết bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm sự liên quan (correlation) và nguyên nhân (causation). Cụ thể, một số người cho rằng nếu A xảy ra trước B, A chính là nguyên nhân gây ra B. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhận định trên là không đúng, vì A và B dù có sự liên quan với nhau, A cũng chưa hoàn toàn hoặc chắc chắn là nguyên nhân gây ra B.
Ví dụ minh họa
Trong chủ đề Crime (tội phạm): Luận đề 1: In some countries, governments have raised taxes. (Tạm dịch: Trong một vài quốc gia, chính phủ đã tăng thuế.) Luận đề 2: After that, crime rates have increased significantly. (Tạm dịch: Sau đó, tỉ lệ tội phạm tăng đáng kể.) Kết luận: Therefore, governments are responsible for the rise in crime. (Tạm dịch: Vì vậy, chính phủ chịu trách nhiệm cho việc tỉ lệ tội phạm gia tăng.) |
Trong ví dụ trên, giả sử luận đề 1 là A và luận đề 2 là B. Kết luận cho thấy A chính là nguyên nhân gây ra B.
Tuy nhiên, dù ban đầu việc chính phủ tăng thuế có vẻ là nguyên nhân gây ra sự gia tăng tội phạm, ví dụ trên không đủ dữ kiện để người đọc chắc chắn về việc này. Vì số lượng tội phạm ngày một tăng cũng có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như việc càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi phim ảnh, sách báo có nội dung bạo lực hay tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao, …
Cách sửa chữa lỗi
Dù các luận đề được nêu ra có sự liên quan với nhau, người viết cần đảm bảo nêu lên giải thích rõ ràng về quá trình một sự việc dẫn đến sự việc khác như thế nào, thay cho việc chỉ nêu thứ tự xuất hiện của các sự việc đó. Điều này có thể giúp người đọc nhìn nhận rõ ràng hơn về trình tự xảy ra của các sự việc trong luận đề, trước khi đi đến một kết luận hợp lý.
Để có thể thuyết phục được người đọc trong ví dụ về chủ đề Crime ở trên, thí sinh cần đưa ra những giải thích về cách thức việc gia tăng thuế dẫn đến việc tội phạm gia tăng như thế nào, trước khi đưa ra kết luận. Ví dụ, thí sinh có thể giải thích rằng việc gia tăng thuế khiến cho chi phí sinh hoạt ở một số nơi trở nên cao hơn, đến mức nhiều người không chi trả nổi. Vì vậy, một số người thực hiện những hành vi phạm tội (như trộm cắp, tham nhũng, …) để kiếm đủ tiền chi trả những khoản phí ấy.
Người đọc có thể tham khảo cách khắc phục như sau:
In some countries, governments have raised taxes, which may contribute to the increase of living expenses. Therefore, people who cannot afford the rising living expenses may turn to crime to make ends meet.
Từ vựng:
To afford (v): có khả năng đáp ứng, chi trả được
Living expenses (n) : chi phí sống, phí sinh hoạt
To make end meets (v) : kiếm sống
Lỗi “kết luận không liên quan” (Irrelevant conclusion fallacy)
Theo định nghĩa của trang Wikipedia trong bài viết “Irrelevant conclusion fallacy”, lỗi này xuất hiện khi người viết đề cập đến những luận đề không liên quan, không ủng hộ cho kết luận được nêu ra trước hoặc sau đó.
Ví dụ minh họa
Trong chủ đề Crime (tội phạm): Luận đề 1: The severity of crimes should decide the seriousnesss of punishments. (Tạm dịch: Mức độ nghiêm trọng của tội ác nên quyết định mức độ nghiêm trọng của hình phạt.) Luận đề 2: Drunk driving can cause serious consequences that can kill innocent people. (Tạm dịch: Lái xe trong trạng thái say có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gây chết người.) Kết luận: Therefore, the punishment for drunk driving should be a death penalty. (Tạm dịch: Vì vậy, hình phạt thích đáng cho hành vi lái xe trong trạng thái say xỉn nên là án tử hình.) |
Trong ví dụ trên, có thể hiểu rằng, người viết đang dẫn dắt người đọc đến các kết luận như “hành vi lái xe dưới ảnh hưởng của rượu bia nên được phạt nặng” nhưng người viết không đưa ra đủ dữ kiện và lí do hợp lý để ủng hộ cho ý kiến “hành vi này có thật sự cần thiết nên bị phạt bằng án tử hình (một mức án rất nặng) hay không”.
Cách khắc phục lỗi
Trong quá trình luyện viết, người viết nên phân biệt rạch ròi các luận đề với phần kết luận cuối cùng. Sau đó, tập trung vào các luận đề sẽ triển khai. Thêm vào đó, người viết cần đọc lại phần kết luận cuối cùng để kiểm tra xem, liệu đã cung cấp đủ luận cứ để ủng hộ và làm rõ kết luận đó chưa. Lỗi “kết luận không liên quan” thường xảy ra khi người viết cố gắng đưa ra một kết luận mang tính vĩ mô (big) hay tuyệt đối (extreme) mà không đưa ra đủ các luận cứ và luận điểm thuyết phục, có sự liên kết với nhau.
Người đọc có thể tham khảo cách khắc phục vấn đề cho ví dụ trên như sau:
Drunk driving can be dangerous, or even fatal, to the people around. Therefore, drunk drivers should be heavily punished, and those who cause others to die in an accident should receive the same sentence as a murderer.
Tạm dịch:
Hành vi lái xe trong tình trạng say xỉn có thể rất nguy hiểm đối với những người xung quanh, và thậm chí gây chết người. Vì vậy, người lái xe trong tình trạng say xỉn nên bị phạt nặng, và những người gây tai nạn chết người nên lãnh một mức án tương tự như một tội phạm giết người.
Từ vựng:
Fatal (a): mang tính gây chết người
Sentence (n): án phạt
Murderer (n): tội phạm giết người
Trong cách sửa trên, lập luận được diễn đạt một cách rõ ràng hơn, khi người viết đưa ra các lý do vì sao người lái xe trong tình trạng say xỉn nên nhận một án phạt tương tự với tội phạm giết người.
Lỗi “loại suy không thuyết phục” (Weak analogy fallacy)
Theo định nghĩa từ trang logicallyfallacious.com, lỗi “loại suy không thuyết phục” xuất hiện khi người viết đưa ra sự so sánh khập khiễng giữa hai đối tượng (có thể là sự vật, sự việc, ý tưởng, …) trong kết luận. Trong lập luận, nếu hai đối tượng được so sánh với nhau không có sự tương đồng hoàn toàn với nhau trong một khía cạnh nào đó, phép loại suy trong trường hợp này khiến cho lập luận trở nên không thuyết phục.
Ví dụ mẫu
Trong chủ đề Education (Giáo dục): Luận đề: Math can equip students with necessary knowledge for jobs related to finance while art can only help them develop creativity. (Tạm dịch: Môn toán có thể trang bị cho học sinh kiến thức cần thiết cho các ngành nghề liên quan đến tài chính nhưng môn mỹ thuật có thể giúp học sinh phát triển tính sáng tạo.) Kết luận: Therefore, math is more important than art. (Tạm dịch: Vì vậy, môn toán quan trọng hơn mỹ thuật.) |
Trong ví dụ trên, người viết đã có sự so sánh trong IELTS Writing task 2 giữa 2 đối tượng là môn toán và môn mỹ thuật. Bằng việc chỉ tập trung vào đặc điểm chung là 2 đối tượng này đều mang lại lợi ích cho học sinh, người viết đã đưa ra kết luận chưa thật sự thuyết phục về việc vì sao toán lại quan trọng hơn mỹ thuật. Cụ thể, trong khi toán giúp ích về khía cạnh nghề nghiệp, người viết chỉ đề cập mỹ thuật giúp học sinh phát triển tính sáng tạo mà không nói đến lợi ích ở khía cạnh nghề nghiệp.
Phương pháp khắc phục các lỗi
Trước khi so sánh hai đối tượng bất kì, người viết cần đảm bảo rằng, khía cạnh và tiêu chí so sánh là một đặc điểm chung mà cả hai đều sở hữu. Tiêu chí này phải liên quan đến ý tưởng diễn đạt để tránh sự so sánh khập khiễng, từ đó khiến lập luận trở nên thuyết phục hơn.
Người đọc có thể tham khảo cách khắc phục vấn đề cho ví dụ chủ đề Education trong bài IELTS Writing task 2 ở trên như sau:
Math can equip students with necessary knowledge for jobs related to finance while studying art can be useful for those who wish to become artists.
Tạm dịch:
Môn toán có thể trang bị cho học sinh kiến thức cần thiết cho các ngành nghề liên quan đến tài chính trong khi môn mỹ thuật có thể hữu ích cho những ai muốn trở thành nghệ sĩ.
Therefore, it is hard to say whether which one is more important, and it is the students who should decide which one is suitable for them based on their future goal.
Tạm dịch:
Vì vậy, khó để nói môn nào quan trọng hơn, và học sinh nên là người tự đưa ra quyết định về việc môn nào phù hợp hơn dựa trên mục tiêu tương lai của mình.
Cách sửa trên đã quy những lợi ích của việc học mỗi môn vào cùng một khía cạnh so sánh, đó là ngành nghề trong tương lai. Do đó, câu ví dụ ban đầu đã trở nên thuyết phục hơn trước.
Lỗi “đường dốc trơn” (Slippery slope fallacy)
Cũng theo trang logicallyfallacious.com, đây là lỗi xuất hiện khi người viết đưa ra những chuỗi hành động và hậu quả không nhất thiết xảy ra trong tương lai, trước khi nêu kết luận cuối cùng từ các hành động và hậu quả đó.
Ví dụ minh họa
Trong bài IELTS Writing Task 2, chủ đề Animal Experimentation (Thí nghiệm trên động vật): Luận đề 1: Animal experimentation reduces our respect for life. (Tạm dịch: Thí nghiệm trên động vật khiến con người không trân trọng cuộc sống.) Luận đề 2: If humans do not respect life, there will be more tolerance of violent acts. (Tạm dịch: Nếu con người không trân trọng cuộc sống, con người sẽ càng có nhiều hành vi bạo lực.) Kết luận phụ: Soon, it will be the end of civillization if the world is a battlefield where everyone fears for their lives. (Tạm dịch: Trong tương lai gần, nền văn minh sẽ chấm dứt nếu thế giới là một chiến trường nơi mà mọi người luôn sợ hãi cuộc sống của mình bị đe doạ.) Kết luận cuối cùng: Therefore, to prevent this situation, animal experimentation should be made illegal. (Tạm dịch: Vì vậy, để ngăn chặn tình hình này, việc thí nghiệm trên động vật nên được quy định là bất hợp pháp.) |
Trong ví dụ trên, người viết đã đề cập đến những kết quả không nhất thiết phải xảy ra trong tương lai như “sự kết thúc của nền văn minh” và hành động không cần thiết như “thí nghiệm trên động vật nên bị cấm”, vì việc này vốn dĩ đã hợp pháp từ lâu.
Cách sửa chữa sai sót
Người viết cần kiếm tra kỹ sự liên quan cũng như tính chính xác, thiết thực và hợp lý của những hậu quả có thể xảy ra.
Người đọc có thể tham khảo cách cách chỉnh sửa như sau:
Conducting experiments on animals deprives them of their freedom and subjects them to pain and possible death. Therefore, it is imperative to outlaw such cruelty.
Tạm dịch:
Experimentation on living beings robs them of their autonomy and exposes them to suffering and potential mortality. Hence, it is crucial to prohibit this form of brutality.