Sử dụng quá nhiều mô hình và chỉ báo kỹ thuật có thể làm phức tạp việc đánh giá xu hướng giá và thị trường, gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Để phân tích kỹ thuật hiệu quả, đơn giản luôn được ưa chuộng. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu các bạn các mô hình nến đảo chiều thông dụng trong giao dịch, là công cụ đơn giản và hiệu quả nhất trong phân tích kỹ thuật.
Các mô hình nến đảo chiều phổ biến trong thị trường chứng khoán:
Mô hình nến bao gồm (Engulfing Pattern)
Mô hình nến bao gồm thường có hai loại: Bullish Engulfing (mô hình nhấn chìm tăng) và Bearish Engulfing (mô hình nhấn chìm giảm):
-
Cấu trúc của mô hình Bullish Engulfing bao gồm hai cây nến, trong đó cây nến giảm xuất hiện trước, cây nến tăng sau và bao phủ toàn bộ cây nến giảm trước đó. Sự bao phủ của cây nến xanh cho thấy tín hiệu rõ ràng về sự đảo chiều tăng mạnh.
-
Trong khi đó, mô hình Bearish Engulfing cũng gồm hai cây nến, nhưng cây nến tăng xuất hiện trước, theo sau là một cây nến giảm dài và bao phủ cây nến tăng trước đó, cho thấy sự đảo chiều sang xu hướng giảm và biểu thị sức mạnh của phe bán.
Ví dụ về mô hình nến nhấn chìm:
Trên biểu đồ của chỉ số VNIndex vào đầu năm 2021, đã có một xu hướng giảm mạnh xảy ra trong ngắn hạn, nhưng vào đầu tháng 2/2021, VNIndex đã xuất hiện mô hình Bullish Engulfing (mô hình nhấn chìm tăng), dự báo cho sự phản kháng mạnh mẽ của phe bán và chuyển đổi thành xu hướng tăng trong suốt nửa năm sau đó.
Mô hình nến xuyên (Piercing Pattern) và Mô hình mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover)
-
Về cấu trúc của mô hình Piercing Pattern, mô hình này tương tự với Engulfing Pattern. Nó gồm hai cây nến, trong đó cây nến giảm xuất hiện trước, theo sau là một cây nến tăng. Điểm đặc biệt là cây nến tăng sau sẽ bao phủ ít nhất một nửa phía dưới cây nến giảm. Mô hình này thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, dự báo cho sự đảo chiều từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.
-
Ngược lại, với Dark Cloud Cover, sự xuất hiện của mô hình này biểu thị cho sự mạnh mẽ của phe bán, kết thúc xu hướng tăng trước đó và đảo chiều sang xu hướng giảm. Mô hình này được cấu trúc bởi hai cây nến, trong đó cây nến tăng xuất hiện trước, cây nến giảm sau và bao phủ ít nhất một nửa phía trên cây nến tăng.
Ví dụ về mô hình nến xuyên (Piercing Pattern) và mô hình mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover):
Trên biểu đồ giá của cổ phiếu HDG vào giữa tháng 5 đã xuất hiện mô hình nến Piercing Pattern. Một cây nến xanh dài đã bao phủ hơn một nửa phía dưới của cây nến đỏ, cho thấy sự kết thúc của xu hướng giảm và chuyển đổi sang xu hướng tăng.
Mô hình Sao Mai (Morning Star) và mô hình Sao Hôm (Evening Star):
-
Đối với mô hình Evening Star, nó được tạo thành từ ba cây nến. Cây nến đầu tiên là một cây nến tăng lớn dự báo giá sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, cây nến thứ hai là một cây nến tăng nhỏ hơn, cho thấy mức tăng giá không mạnh mẽ. Cuối cùng, vào ngày thứ ba, một cây nến giảm mạnh đã mở cửa ở mức giá thấp hơn so với ngày trước và đóng cửa gần với mức giá thấp nhất của ngày đầu tiên.
-
Ngược lại, mô hình Morning Star bắt đầu với một cây nến giảm lớn, biểu thị xu hướng giảm vẫn còn. Sau đó là một cây nến giảm nhỏ hơn và cuối cùng là một cây nến tăng mạnh với giá mở cửa cao hơn so với ngày trước và đóng cửa gần với mức giá cao nhất của ngày đầu tiên.
Ví dụ về Mô hình Sao Mai (Morning Star) và Mô hình Sao Hôm (Evening Star):
Biểu đồ kỹ thuật của cổ phiếu FRT vào cuối năm 2022 đã xuất hiện mô hình Sao Hôm (Evening Star). Mẫu hình này cho thấy sự kết thúc của xu hướng tăng mạnh trước đó và báo hiệu đảo chiều xu hướng giảm trong ngắn hạn.
Mô hình khoảng trống giá đảo chiều (Gap)
Mô hình khoảng trống giá đảo chiều xu hướng có độ tin cậy cao và được áp dụng rộng rãi trong phân tích xu hướng giá và thị trường.
Khi xuất hiện khoảng trống giá tăng (Gap Up), giá mở cửa của phiên giao dịch cao hơn so với giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó do tăng giá bất ngờ. Ngược lại, khoảng trống giá giảm (Gap Down) xảy ra khi giá mở cửa của phiên giao dịch thấp hơn so với giá đóng cửa của phiên trước.
Ví dụ về mô hình khoảng trống giá đảo chiều (Gap):
Trên biểu đồ của chỉ số VNIndex vào đầu tháng 2/2021, đã xuất hiện một khoảng trống giảm, đây là dấu hiệu cho sự kết thúc của xu hướng giảm hiện tại và chuẩn bị cho sự đảo chiều sang xu hướng tăng của chỉ số.
Dưới đây là bài viết giới thiệu về việc áp dụng các mô hình nến đảo chiều thông dụng trong giao dịch. Chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thể áp dụng thành công và thực hiện giao dịch hiệu quả với những mô hình đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao như đã trình bày!