1. Khám phá chậm kinh là gì?
Chậm kinh ở phụ nữ là tình trạng kinh nguyệt không đều, đến muộn hơn so với chu kỳ trước. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 - 32 ngày, trung bình là 28 ngày.
Dấu hiệu nhận biết chậm kinh rất đơn giản: khi đến ngày hành kinh nhưng kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện. Chậm kinh được xác định khi quá 5 ngày nhưng kinh vẫn chưa ra, và nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng.
Hiện nay, chậm kinh là hiện tượng phổ biến ở nhiều chị em. Do đó, việc xác định nguyên nhân chậm kinh để tìm ra biện pháp điều trị là rất cần thiết.
Chậm kinh là tình trạng kinh nguyệt đến muộn hơn so với kỳ trước
2. Nguyên nhân gây chậm kinh
Kinh nguyệt được xem như tấm gương phản ánh tình trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nếu kinh nguyệt bị chậm hoặc không đều, việc xác định nguyên nhân là rất cần thiết để giúp chị em chủ động nhận biết và phòng ngừa.
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm kinh. Đối với những chị em đã lập gia đình, nguyên nhân đầu tiên nghĩ đến thường là mang thai. Tuy nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác, đặc biệt với những ai chưa lập gia đình thì chậm kinh có thể do một số nguyên nhân nguy hiểm khác. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là nguyên nhân phổ biến nhất gây chậm kinh ở phụ nữ. Một số triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt bao gồm chu kỳ kinh nguyệt thất thường, gây ra chậm kinh, vô kinh, rong kinh,… Nếu bạn thường xuyên bị chậm kinh, chứng tỏ bạn đang mắc rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng.
Mắc các bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa là các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cả cơ quan sinh dục trên (tử cung, vòi trứng, buồng trứng) và cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung). Hiện nay, không ít chị em mắc các bệnh phụ khoa, và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh. Nếu nguyên nhân chậm kinh là do bệnh phụ khoa, tình trạng này có thể rất nguy hiểm. Vì thế, bạn nên chủ động đi khám tại các cơ sở y tế để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh phụ khoa cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thực chất là cung cấp lượng hormone nữ giới với nồng độ cao, từ đó ức chế quá trình rụng trứng. Việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục trong một thời gian dài sẽ làm thay đổi hormone, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây rối loạn kinh nguyệt. Khi kinh nguyệt bị rối loạn có thể dẫn đến chậm kinh.
Cân nặng thay đổi đột ngột
Cân nặng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chậm kinh. Việc tăng hoặc giảm cân đột ngột do ăn nhiều hoặc ăn kiêng có thể gây ra tình trạng này. Lúc này, hormon cơ thể bị thay đổi, bao gồm cả hormon sinh dục nữ, tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra hiện tượng chậm kinh.
Trong trường hợp này, nếu cân nặng ổn định thì kinh nguyệt có thể tự trở lại bình thường.
Tâm lý không ổn định
Tâm lý không ổn định, thường xuyên căng thẳng, stress, áp lực từ công việc và đời sống cũng là nguyên nhân gây chậm kinh. Nặng hơn, có thể dẫn đến tình trạng vô kinh. Tâm lý bất ổn tác động đến vùng dưới đồi não, cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất hormon điều hòa kinh nguyệt. Hormon thất thường khiến trứng rụng muộn hơn so với bình thường. Do đó, tâm lý bị stress, áp lực dẫn đến chậm kinh ở các chị em.
Mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ, dẫn đến hiện tượng phụ nữ thường xuyên có kinh nguyệt không đều.
Ngoài ra, hội chứng buồng trứng đa nang còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
3. Cách phòng tránh và điều trị chậm kinh
Hiện tượng chậm kinh không chỉ gây ra nhiều phiền toái mà còn khiến chị em đối mặt với những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng tránh, chị em nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ điều độ và hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, chị em nên đi khám phụ khoa và kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe và đưa ra cách điều trị phù hợp.
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe