1. Nguyên nhân gây ra viêm túi lệ
Viêm túi lệ là tình trạng nhiễm trùng ống lệ và túi lệ gần khóe mắt. Dù có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở trẻ sơ sinh và người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên.
-
Trẻ sơ sinh mắc bệnh:
Hầu hết trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm túi lệ do vấn đề lệ đạo, thường là tắc nghẽn lệ đạo. Nước mắt được tiết để làm sạch và bôi trơn mắt. Khi nước mắt chảy liên tục, làm ướt bề mặt mắt rồi chảy qua ống lệ đạo xuống mũi.
Trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm túi lệ chủ yếu do vấn đề lệ đạo
Khi sinh ra, cơ thể trẻ chưa hoàn thiện và tuyết lệ chưa hoạt động. Do đó, trẻ mới sinh không có nước mắt. Sau 10 ngày, tuyến lệ hoạt động, trẻ sẽ khóc có nước mắt.
Khi đường dẫn nước mắt chưa phát triển đầy đủ, có thể tạo ra màng che ống lệ mũi, gây trở ngại cho nước mắt chảy xuống mũi và gây tắc nghẽn lệ đạo. Nếu không khắc phục kịp thời, tắc nghẽn này có thể gây viêm túi lệ ở trẻ sơ sinh.
-
Nguyên nhân gây viêm túi lệ ở người lớn
Nguyên nhân gây bệnh ở người lớn sẽ phong phú hơn so với trẻ sơ sinh. Cụ thể, viêm túi lệ có thể do các nguyên nhân sau:
Bệnh nhân mắc viêm xoang: Viêm xoang xảy ra khi các hốc xoang mũi bị viêm nhiễm, gây tắc lỗ thông và ứ nhầy dẫn đến viêm nhiễm, sưng viêm. Người mắc viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng như viêm túi lệ, áp xe túi lệ ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.
Người mắc viêm xoang có nguy cơ cao bị viêm túi lệ
Áp xe mũi, polyp mũi, hoặc các khối u trong các xoang mũi, hốc mũi cũng là một nguyên nhân gây viêm túi lệ.
Một số trường hợp bị chấn thương ở mũi hoặc mắt nếu không được khắc phục kịp thời cũng có thể gây viêm túi lệ.
Trường hợp có vật lạ trong lệ đạo.
Do vi khuẩn như Staphylococcus epidermidis, Pseudomonas aeruginosa, Propionibacterium acnes.
Bệnh nhân đã từng phẫu thuật mũi.
Bệnh nhân mắc ung thư.
Người bị lệch vách ngăn mũi làm kích thước của hai lỗ mũi không đồng đều.
Lệch vách ngăn mũi cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh
Bệnh nhân bị viêm niêm mạc mũi.
Các trường hợp sưng bên trong mũi có thể gây viêm túi lệ khi ảnh hưởng đến khả năng lọc và làm ẩm không khí khi hít thở.
2. Triệu chứng viêm túi lệ cần chú ý
Ở các mức độ bệnh khác nhau, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của viêm túi lệ:
-
Mắt người bệnh tiết nước nhiều và thường xuyên, trong một số trường hợp nặng có thể chảy dịch mủ gây khó chịu.
-
Người bệnh cảm thấy đau và sưng đỏ ở vùng gần khóe mắt. Khi liếc mắt, cảm giác đau tăng lên.
-
Thường xuyên chảy nước mắt mà không rõ nguyên nhân.
-
Một số trường hợp viêm túi lệ có triệu chứng sốt.
-
Những trường hợp nặng có thể gặp tình trạng áp xe túi lệ, chảy mủ và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
-
Viêm túi lệ mạn tính thường không có triệu chứng đột ngột và không nghiêm trọng nhưng kéo dài và gây khó chịu. Người bệnh thường không bị sưng túi lệ và không sốt.
3. Cách điều trị viêm túi lệ
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh viêm túi lệ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, việc không điều trị kịp thời có thể khiến viêm lan sang hốc mắt.
Điều trị ngay để tránh biến chứng
Bệnh nhân cần được khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt. Mỗi bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
- Đối với viêm túi lệ cấp tính: Bác sĩ có thể kê đơn sử dụng kháng sinh uống và kháng sinh tại chỗ. Thường kết hợp với việc giảm phù nề hoặc giảm đau.
- Phẫu thuật tạo đường thông lệ đạo mới là biện pháp giúp cải thiện tình trạng chảy nước mắt, hết viêm và mủ nhầy ở túi lệ.
- Viêm túi lệ mạn tính: Bơm thông lệ đạo hoặc nối thông túi lệ mũi để mở đường lệ. Trường hợp không hiệu quả, bác sĩ có thể phải cắt túi lệ để loại bỏ hoàn toàn viêm túi lệ mạn tính.
- Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ thường thực hiện day, nắn vùng góc trong mắt kết hợp với sử dụng kháng sinh nhỏ mắt.