1. Các nguyên nhân có thể gây ra đau bụng trên bên trái
Một số nguyên nhân lành tính gây đau bụng trên bên trái có thể tự khỏi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, cần liên hệ ngay với bác sĩ vì có thể đe dọa tính mạng. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất.
Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí cơn đau để xác định nguyên nhân
1.1. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích thường là hệ quả của các triệu chứng đường ruột xảy ra cùng lúc, dẫn đến đau bụng trên bên trái kèm theo các triệu chứng:
-
Nhiều dịch trong bụng.
-
Chướng bụng, đầy hơi.
-
Rối loạn tiêu hóa, có thể là tiêu chảy hoặc táo bón, hoặc xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón.
Hiện nay chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn cho bệnh này, bệnh nhân sẽ được theo dõi sức khỏe và áp dụng một số biện pháp để kiểm soát triệu chứng như:
-
Thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện hoạt động của đường ruột.
-
Ngủ đủ giấc và đúng giờ.
-
Bổ sung nhiều chất xơ.
-
Giảm căng thẳng vì sức khỏe tinh thần ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa.
-
Dùng thuốc hoặc thực phẩm chứa probiotic theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hiện chưa có cách điều trị dứt điểm cho hội chứng ruột kích thích
Phần lớn các trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích sẽ kiểm soát và cải thiện triệu chứng nếu tuân thủ tốt các biện pháp trên. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng trên kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
1.2. Phì đại lá lách
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây phì đại lá lách, có thể do nhiễm trùng nguyên phát hoặc thứ phát từ xơ nang, xơ gan phát triển. Phì đại lá lách thường gây ra các triệu chứng nhận biết sau:
-
Đau bụng trên lan ra lưng trái và vai.
-
Cơ thể mệt mỏi.
-
Khó thở.
-
Thường xuyên cảm thấy no dù ăn rất ít.
Triệu chứng phì đại lá lách thường không liên tục, phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng. Biện pháp điều trị bao gồm nghỉ ngơi, dùng kháng sinh và phẫu thuật.
Viêm tụy thường gây đau bụng dữ dội
1.3. Viêm tụy
Cả viêm tụy cấp tính và mạn tính đều gây ra những cơn đau bụng dữ dội ở bên trái hoặc bên phải tùy vào vị trí viêm. Cơn đau có thể lan xuống lưng và thường nặng hơn sau khi ăn. Người bệnh còn có triệu chứng như: nôn, buồn nôn, đau dạ dày, sốt, nhịp tim tăng,...
Cần chẩn đoán mức độ bệnh để quyết định điều trị tại nhà hay dùng thuốc, truyền dịch, hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
1.4. Sỏi thận (hiếm gặp)
Sỏi thận là do sự tích tụ chất thải trong thận trong thời gian dài, khi cơ thể không được cung cấp đủ nước để đào thải. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau bụng bên trái nhưng hiếm gặp hơn do cực trên của thận nằm ở hạ sườn trái.
Ngoài đau bụng trái, bệnh nhân còn có các triệu chứng sau:
-
Nôn mửa, buồn nôn.
-
Tiểu ra máu.
-
Tiểu buốt.
-
Thường xuyên cảm thấy nhói đau ở bụng và lưng.
Sỏi thận gây ra những cơn đau bụng thường xuyên là dấu hiệu bệnh đã tiến triển nặng, với nhiều sỏi hoặc sỏi lớn. Để giảm đau tạm thời, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau, sử dụng thực phẩm chức năng và uống nhiều nước.
Nếu sỏi thận lớn và nguy hiểm, hiện nay có nhiều phương pháp loại bỏ như nội soi niệu quản, cắt thận nội soi hoặc phẫu thuật nội soi bằng sóng xung kích.
2. Những điều cần lưu ý khi bị đau bụng trên bên trái
Nếu cơn đau kéo dài, không rõ nguyên nhân, không đáp ứng với biện pháp chăm sóc, nghỉ ngơi và điều trị tại nhà, người bệnh nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Đặc biệt, nếu có các triệu chứng sau, cần đi khám y tế ngay:
-
Choáng váng, mê sảng.
-
Khó thở.
-
Nôn hoặc ho ra máu.
-
Nôn liên tục.
-
Đi ngoài phân đen hoặc máu tươi.
-
Sốt, lạnh run, thường đổ mồ hôi đêm.
Không nên chủ quan nếu cơn đau bụng kéo dài và trở nên nghiêm trọng
3. Các cách giúp giảm đau bụng bên trái hiệu quả tại nhà
Khi bị đau bụng bên trái, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Tuy nhiên, bạn có thể thử một số cách giảm đau đơn giản tại nhà như sau:
Sử dụng gừng tươi
Gừng có tính ấm, giúp lưu thông máu tốt. Khi bị đau bụng, bạn có thể uống một cốc trà gừng hoặc pha gừng tươi với nước ấm và một chút đường. Cơn đau sẽ giảm rõ rệt.
Dùng mật ong
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một chút mật ong với nước ấm, cơn đau sẽ giảm ngay lập tức.
Uống nước gừng, tỏi, bạc hà
Cả 3 gia vị này đều có tính ấm, giúp giảm đau bụng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần xay nhuyễn 3 gia vị này với nước ấm và uống 2 lần mỗi ngày.
Sử dụng lá ổi và búp ổi non
Lá và búp ổi non là những dược liệu tự nhiên giúp giảm cơn đau bụng rất tốt. Bạn chỉ cần lấy một ít búp ổi non, sao nóng cùng muối, sau đó đun cùng với gừng nướng trong khoảng 10 - 15 phút.
Mỗi ngày có thể uống 2 lần để giảm cơn đau bụng hiệu quả.
Đừng bỏ qua cơn đau bụng ở phía trái một cách dễ dàng vì điều này có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy thay đổi lối sống lành mạnh, duy trì chế độ ăn uống cân đối và đến thăm bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra.