1. Nguyên nhân gây bỏng
Thường có 4 nhóm nguyên nhân gây bỏng như sau:
Vết thương do bỏng gây ra
- Bỏng do nhiệt độ
- Bỏng do lửa, bỏng kim loại (thường do ống bô xe máy).
- Bỏng nước sôi, bỏng hơi, bỏng dầu mỡ.
- Bỏng điện: Bỏng do bị sét đánh hoặc điện giật
- Bỏng hóa chất
- Bỏng acid: Do tiếp xúc trực tiếp với một số loại acid mạnh như H2SO4, HNO3, HCL,...
- Bỏng bazo: Một số loại bazơ như NaOH, KOH,...Bỏng vôi tôi vừa đo nhiệt vừa do bazo.
- Bỏng do các tia vật lý: Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm, các tia vật lý bao gồm tia X, tia gamma, tia beta,...
Da là bộ phận dễ bị tổn thương nhất khi bị bỏng, da mỏng và nhạy cảm nên tổn thương rất nặng khi không được sơ cứu và điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp bỏng nặng không chỉ ảnh hưởng đến da mà còn tổn thương đến cơ, mạch máu, thay đổi cấu trúc vùng bỏng. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong hoặc tàn phế.
2. Phân biệt 5 mức độ bỏng
Thường dựa vào độ sâu của vết thương để phân biệt các mức độ bỏng, bao gồm bỏng nông và bỏng sâu.
2.1. Bỏng nhẹ
Bỏng nhẹ bao gồm 3 mức độ, chi tiết như sau:
- Bỏng độ I: Da bị viêm đỏ do bị bỏng
Đặc điểm: Tổn thương nông ở lớp biểu bì, da viêm nhiễm, da bị sưng hoặc đau. Vết bỏng thường tự lành trong khoảng thời gian ngắn từ 2 - 3 ngày. Thường gặp ở những trường hợp bị cháy nắng.
- Bỏng độ II: Tổn thương ở lớp biểu bì và lớp dưới vẫn còn
Đặc điểm: Vết bỏng làm tổn thương lớp biểu bì nhưng phần đáy vẫn nguyên vẹn, vòm bỏng mỏng có màu hồng nhạt, nước bỏng trong vẩy màu vàng. Vết bỏng sẽ tự lành trong vòng 10 ngày nhờ biểu mô từ phần còn lại không bị tổn thương của các tế bào gốc ở lớp đáy biểu bì. Sau khi lành, vết bỏng có màu nhạt hơn so với vùng da xung quanh.
- Bỏng nhẹ độ III: Tổn thương ở lớp nhú, nhưng các phần phụ của da vẫn còn
Đặc điểm: Lớp nhú bị tổn thương, các phần khác như tuyến mồ hôi, tuyến bã, và lông vẫn giữ nguyên. Vết bỏng có lớp nhú dày màu đỏ, nước bỏng trong vẩy màu trắng đục hoặc huyết tương đặc. Rất nhạy cảm ngay cả khi tiếp xúc với không khí. Vết bỏng nhẹ độ III sẽ tự lành sau khoảng 15 ngày nhờ sự phục hồi từ phần phụ chưa bị tổn thương của da.
- Bỏng nặng độ III: Tổn thương lan đến lớp lưới của da.
Đặc điểm: Tổn thương lan đến gần hết chiều sâu của trung bì, dính chặt vào vùng cận. Loại tổn thương này khó chẩn đoán do độ phức tạp. Khi lành, vùng tổn thương sẽ rụng vào khoảng 12 đến 14 ngày và có thể dễ dàng chuyển thành bỏng nặng.
Biểu đồ miêu tả da bình thường và ba mức độ tổn thương khi bị bỏng
2.2. Bỏng sâu
- Bỏng nặng độ IV: Bỏng lan rộng khắp toàn bộ lớp da
Tổn thương lan rộng đến tất cả các lớp da, mọi thành phần biểu mô đều bị phá hủy, hoại tử có dạng khô hoặc ướt.
-
Hoại tử khô: Cứng, có màu vàng hoặc đen, lõm sâu hơn so với da. Thường rụng cả khối và có dịch mủ ở dưới.
-
Hoại tử ướt: Màu trắng nhợt, phù nề cao hơn lớp da bình thường, xung huyết rộng.
Vết thương từ bỏng mức độ IV không tự khỏi được do không còn các thành phần của các biểu mô.
- Bỏng độ V: Tổn thương đến các lớp dưới da và nội tạng
Mức độ nguy hiểm nhất, ảnh hưởng đến lớp cơ, gân, xương và nội tạng của nạn nhân. Thường do bị điện giật hoặc bị bỏng lửa khi mất ý thức. Thời gian rụng hoại tử kéo dài từ 2 đến 3 tháng, hậu quả rất nặng nề.
Ngoài ra vết bỏng còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố gây bỏng và thời gian tiếp xúc của chúng với da. Do đó việc hiểu biết về các phương pháp sơ cứu bỏng là vô cùng quan trọng để giảm đau và làm giảm tổn thương cho vùng da bị tổn thương.
3. Nguyên lý chung của sơ cứu bỏng
Khi gặp phải vấn đề bỏng, nếu không được sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, làm trở nên khó khăn hơn trong quá trình chữa trị và phục hồi, ảnh hưởng đến tương lai của người bị bỏng. Vì vậy, dù bị bỏng nhẹ hay nặng cũng cần tiến hành sơ cứu ngay lập tức hoặc yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác để tránh gặp phải những tai nạn không mong muốn.
Nguyên lý chung của sơ cứu bỏng bao gồm một số điều như sau:
- Việc quan trọng nhất là tách nạn nhân ra khỏi nguyên nhân gây bỏng.
- Rửa ngay vùng bị bỏng bằng nước sạch, rót liên tục trong 20 phút để làm giảm nhiệt độ trên bề mặt da, cũng như giúp giảm đau và nguy cơ tổn thương sâu hơn. Tuyệt đối không nên sử dụng nước đá lạnh, chỉ sử dụng nước sạch thông thường như nước máy.
- Sử dụng khăn sạch hoặc bông gạc để hút nước khỏi vùng bị bỏng.
- Đặt băng nhẹ lên vết bỏng bằng gạc đã được tiệt trùng hoặc vải sạch không có lông tơ.
- Phân biệt vết bỏng dựa vào 3 mức độ đã được nêu trong mục 2 để áp dụng biện pháp phù hợp. Nếu nhẹ, bạn có thể tự thoa thuốc bôi tại nhà nhưng nếu nặng phải đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Xả nước vào vết bỏng trong vòng 20 phút liên tục để giảm tổn thương
4. Sơ cứu bỏng trong các trường hợp đặc biệt
Đối với các tác nhân gây ra bỏng đặc biệt, cũng cần áp dụng biện pháp sơ cứu phù hợp, như sau:
- Bỏng do điện
Trước hết cần phải cắt nguồn điện hoặc sử dụng vật dụng không dẫn điện để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Nếu thấy tim ngừng đập, cần cấp cứu để khôi phục tuần hoàn máu trước khi chuyển đến bệnh viện.
- Bỏng do hóa chất
Rửa nước liên tục để giảm nồng độ của hóa chất. Trong trường hợp bỏng do bazơ, có thể pha thêm chanh hoặc giấm; còn bỏng do axit, nên thêm bicarbonat để trung hòa dung dịch. Nếu bỏng ở vùng mắt, rửa sạch bằng nước trong 20 phút rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
- Bỏng từ lửa
Việc đầu tiên là dập tắt lửa trên quần áo bị cháy bằng cách dùng chăn. Cắt phần quần áo bị cháy hoặc thấm nước nóng, dầu hoặc hóa chất không nên cố gỡ dị vật khỏi vết bỏng. Bọc vùng bỏng bằng băng gạc hoặc khăn sạch ướt. Đừng gỡ quần áo ở vùng bỏng, sử dụng bông gạc y tế để che và đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Tuyệt đối không gỡ quần áo ở vùng bỏng, việc này chỉ làm tổn thương nặng hơn và gây đau đớn. Nên sử dụng bông gạc y tế để che vết bỏng trước khi đưa đi bệnh viện.
5. Những hành động không nên làm khi sơ cứu bỏng
- Tránh sử dụng nước đá lạnh, vì nhiệt độ thấp có thể làm giảm thân nhiệt và làm co lại mạch máu, làm tình trạng vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Đây là một sai lầm phổ biến mà mọi người cần chú ý để tránh gặp phải.
Tuyệt đối không sử dụng nước đá lạnh để xử lý vết bỏng.
- Không nên bôi các loại truyền miệng như nước mắm, củ chuối,... Điều này là không khoa học và không nên làm, vì chúng chỉ làm tình trạng vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bôi kem đánh răng lên vết bỏng là một quan niệm sai lầm, vì trong kem đánh răng có chứa bazơ, khi thoa lên vết bỏng chỉ khiến bệnh nhân đau đớn hơn. Tuy nhiên, có thể sử dụng trong trường hợp bỏng axit sau khi đã sơ cứu, vì bazơ trong kem đánh răng có tác dụng trung hòa acid.
- Tránh làm vỡ các bóng nước để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.