Chỉ một tuần sau khi EU tăng thuế nhập khẩu đối với xe điện từ Trung Quốc, các hãng xe nước này mong muốn chính phủ có hành động tương tự đối với xe xăng.
Vào ngày 19/6, tờ Global Times đưa tin trong một cuộc họp kín có sự tham gia của các hãng xe châu Âu, các công ty ô tô Trung Quốc đã kêu gọi chính phủ áp dụng biện pháp đáp trả, đồng thời xem xét việc tăng thuế nhập khẩu đối với các xe xăng có dung tích động cơ lớn.
Cuộc họp được tổ chức bởi Bộ Thương mại Trung Quốc, với sự tham gia của các thương hiệu như SAIC, BYD, Volkswagen, Mercedes-Benz, Stellantis và Renault.
Mục đích của cuộc họp là tạo áp lực lên châu Âu sau khi Brussels tuần trước thông báo tăng thuế với xe điện từ Trung Quốc. Vào ngày 12/6, Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo
áp dụng thuếchống bán phá giá lên đến 38,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tháng trước, tờ Global Times đưa tin Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược ô tô Trung Quốc đề xuất nước này
đối với các xe xăng có dung tích động cơ lớn lên 25%. Mức hiện tại là 15%.
Theo số liệu từ Hiệp hội Xe Chở khách Trung Quốc, số lượng xe có động cơ dung tích trên 2,5 lít được xuất khẩu từ châu Âu vào nước này đã đạt 196.000 chiếc trong năm ngoái, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc đóng góp 30% doanh thu cho các hãng xe Đức. Đức hiện tại là quốc gia xuất khẩu nhiều xe có dung tích động cơ từ 2,5 lít trở lên nhất sang Trung Quốc. Tính từ đầu năm, họ đã bán được xe loại này sang đây với tổng giá trị lên tới 1,2 tỷ USD, theo dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc.
Tuy nhiên, Reuters dẫn thông tin từ ngành rằng cả Trung Quốc và châu Âu đều mong muốn đạt được một thỏa thuận trong vài tháng tới để làm dịu căng thẳng thương mại. Điều này cũng sẽ giúp các hãng xe điện Trung Quốc giảm được hàng tỷ USD chi phí.
Một người phát ngôn từ Mercedes-Benz cho biết họ ủng hộ thương mại tự do dựa trên các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 'Với tình hình toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kinh tế hiện nay, phương châm của chúng tôi là luôn hợp tác, xây dựng và giải quyết mọi mâu thuẫn thông qua đối thoại', người phát ngôn cho biết.
Ngày 19/6, Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết họ đang xem xét tình hình 'để tìm cách tạo ra một giải pháp chung'. Gần đây, chính sách thương mại của EU có chiều hướng bảo hộ hơn, do lo ngại rằng mô hình tăng trưởng của Trung Quốc sẽ dẫn đến đổ bộ hàng hóa giá rẻ vào Châu Âu, đặc biệt là xe điện, do nhu cầu yếu ở trong nước.
'Tôi cho rằng việc tăng thuế nhập khẩu đơn phương như vậy là không công bằng, nếu chỉ dựa trên lý lẽ rằng nhu cầu xe điện tại Trung Quốc yếu. Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách để giảm dư thừa sản xuất. Dự kiến trong vài năm tới, tình hình sẽ dần ổn định', Zhang Yansheng - nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kinh tế Quốc tế Trung Quốc nhận định.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc gần đây đã đưa ra tín hiệu có thể sẽ đáp trả thuế nhập khẩu từ Châu Âu. Đầu tuần này, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng thông báo rằng họ sẽ tiến hành
điều trachống bán phá giá đối với thịt lợn và các sản phẩm phụ khác nhập khẩu từ Liên minh châu Âu.
Theo Báo điện tử VnExpress