1. Nguyên nhân gây ra tình trạng đỏ mắt
Đỏ mắt có thể xuất phát từ vi khuẩn, virus hoặc dị ứng. Dù là nguyên nhân nào thì người bệnh thường mắc phải các triệu chứng như mắt đỏ, sưng, cảm giác khó chịu, chảy nước mắt,…
Đỏ mắt do nhiễm khuẩn
Vi khuẩn gây đỏ mắt thường là staphylococcus, haemophilus Influenzae,… Nếu đỏ mắt do vi khuẩn thì ngoài triệu chứng mắt đỏ và cộm xốn, người bệnh còn bị đổ ghèn (màu xanh hoặc vàng) ở mí mắt vào buổi sáng, ngay sau khi thức dậy. Cùng với đó là cảm giác ngứa và rát ở mắt, vô cùng khó chịu. Nếu không được điều trị có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực.
Đỏ mắt có nguyên nhân đa dạng, có thể là do nhiễm khuẩn, dị ứng hoặc gây ra bởi virus
Đỏ mắt do virus
Đỏ mắt do virus thường xuất hiện với các triệu chứng giống như đỏ mắt do vi khuẩn, bao gồm mắt đỏ, cộm xốn, đổ ghèn và chảy nước mắt. Tuy nhiên, thường đi kèm với cảm giác đau họng, sốt (giống như khi cơ thể bị cảm lạnh, cảm cúm - nhiễm trùng đường hô hấp). Đặc biệt, một số người có thể bị sưng hạch bạch huyết trước tai. Đỏ mắt do virus là phổ biến. Nếu biết cách điều trị đỏ mắt hiệu quả tại nhà, bệnh có thể tự khỏi trong vòng một tuần.
Đỏ mắt do dị ứng
Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng, khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, nước hoa, lông thú,... có thể gây ra tình trạng đỏ mắt, kèm theo viêm mũi dị ứng (hắt hơi, sổ mũi, ho). Đỏ mắt do dị ứng còn được gọi là viêm kết mạc mùa xuân, thường xuất hiện theo mùa. Tình trạng bệnh không quá nguy hiểm, chỉ cần ngưng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng là bệnh sẽ hết.
2. Những biện pháp trị đỏ mắt hiệu quả
Nếu đau mắt đỏ do virus hoặc dị ứng, bạn có thể thực hiện những biện pháp trị đỏ mắt hiệu quả ngay tại nhà.
Đỏ mắt thường đi kèm với các dấu hiệu như sưng mắt, chảy nước mắt, đổ ghèn,...
Áp dụng phương pháp đắp khăn ấm cho mắt
Chuẩn bị một chiếc khăn mềm, sạch và một thau nước nóng. Ngâm khăn vào thau nước rồi vắt khô và đắp lên mắt khoảng 10 phút. Dưới tác động của nhiệt độ ấm từ chiếc khăn, lưu lượng máu chảy đến vùng mắt được đắp khăn sẽ được gia tăng, đồng thời, lượng dầu tiết ra trên mí mắt cũng sẽ nhiều hơn, giúp mắt không bị khô và giảm tình trạng ngứa, rát, sưng.
Lưu ý: Vùng da xung quanh mắt khá nhạy cảm nên cần điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp, không để nước nóng quá để tránh gây bỏng da, làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, trong khi đắp khăn ấm lên mắt, bạn có thể nằm nghỉ ngơi, thư giãn để mắt không mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt
Đây là phương pháp điều trị đỏ mắt hiệu quả một cách đơn giản và an toàn. Hầu hết các loại thuốc nhỏ mắt đều giúp tăng cường độ ẩm cho mắt và giữ cho mắt luôn sạch sẽ. Khi bạn gặp phải tình trạng đau mắt đỏ, hoàn toàn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị.
Trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, hãy rửa tay kỹ càng. Đối với thuốc nhỏ mắt dạng nước muối sinh lý, mỗi lần bạn nên nhỏ 2 giọt (giọt thứ nhất cách giọt thứ hai khoảng 5 - 10 phút). Và sau mỗi 2 giờ, bạn nên nhỏ lại một lần để làm sạch ghèn trên mắt và duy trì độ ẩm cho mắt, không để mắt bị khô. Sau khi sử dụng, hãy đậy kín nắp chai để tránh bụi và vi khuẩn.
Đối với các loại thuốc nhỏ mắt được khuyến nghị sử dụng ở nhiệt độ thấp, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trước và sau khi sử dụng.
Phương pháp điều trị đỏ mắt hiệu quả và an toàn là sử dụng thuốc nhỏ mắt
Khi nào cần đi kiểm tra khi mắt đỏ?
Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường nguy hiểm hơn. Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả và có những triệu chứng sau, cần đi kiểm tra để tránh biến chứng nguy hiểm.
- 1. Đau mắt cực kỳ, kèm theo cảm giác ngứa rát và không thoải mái.
2. Nhạy cảm với ánh sáng, liên tục chảy nước mắt khi tiếp xúc với ánh sáng.
3. Mắt mờ, khó hoặc không nhìn thấy rõ sự vật.
Đau mắt đỏ nặng cần được bác sĩ thăm khám để điều trị hiệu quả.
Biện pháp giúp chữa trị đau mắt đỏ nhanh chóng.
- 1. Khi có dấu hiệu đau mắt đỏ, cần nghỉ ngơi tại nhà và tránh tiếp xúc với người khác.
2. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh đôi mắt. Không sử dụng chung khăn lau mặt.
- 1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
2. Không chạm vào mắt bằng tay. Giữ vệ sinh khăn lau mặt và ăn uống cân đối để bảo vệ sức khỏe mắt.