1. Hiểu về viêm xoang: Nguyên nhân và triệu chứng
Ở Việt Nam, viêm xoang là một bệnh phổ biến, chiếm tỷ lệ 25 - 30% trong số các bệnh về Tai - Mũi - Họng. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp người bệnh chọn phương pháp trị viêm xoang mũi dân gian phù hợp và hiệu quả.
Viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng khi dịch nhầy và chất lỏng tích tụ, gây tắc nghẽn các xoang (hốc rỗng nằm phía sau xương gò má và trán). Khi đó, vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng và viêm.
Viêm xoang được phân loại thành 2 loại: Viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Viêm xoang cấp tính xuất hiện đột ngột và thường khỏi sau vài tuần. Trái lại, viêm xoang mạn tính lặp lại thường xuyên và kéo dài.
Viêm xoang xảy ra khi có dịch nhầy tích tụ trong các xoang, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và đau đớn
Nguyên nhân gây ra viêm xoang
Viêm xoang có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là do virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, viêm xoang do virus và vi khuẩn có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vắc xin.
Ngoài ra, viêm xoang cũng có thể do các yếu tố gây dị ứng như khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, lông thú nuôi, phấn hoa, nước hoa,... Đặc biệt thường gặp ở những người bị hen suyễn hoặc có cơ địa mẫn cảm với dị ứng. Cũng có một số ít trường hợp viêm xoang do phì đại cuốn mũi, lệch vách ngăn mũi, hoặc polyp mũi.
Triệu chứng của viêm xoang
Dù là viêm xoang cấp tính hay mạn tính, nhưng đều có những triệu chứng điển hình như sau:
-
Đau đầu, đặc biệt là đau ở các vùng xoang.
-
Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi (tương tự như cảm lạnh hoặc cảm cúm).
-
Rát họng, ho, đặc biệt là ho nhiều vào buổi sáng hoặc sau khi thức dậy.
-
Trong trường hợp viêm xoang nặng, người bệnh có thể bị sốt, sưng và đau ở vùng mặt (đặc biệt là trán và thái dương), hôi miệng, mệt mỏi, giảm khả năng phát hiện mùi hoặc thậm chí là mất khả năng nghễu nạp mùi.
Người mắc viêm xoang có thể gặp phải hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau ở vùng mặt, vùng xoang,...
2. Phương pháp trị viêm xoang mũi dân gian
Người mắc viêm xoang có thể gặp phải nhiều khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Dưới đây là những phương pháp trị viêm xoang mũi dân gian mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Nước muối
Đổ nước muối ra bát lớn, bịt một bên mũi, bên mũi còn lại nghiêng vào tô nước muối và hít một hơi mạnh. Làm sao để nước muối đi sâu vào trong mũi và chảy xuống họng, sau đó, nhổ nước muối ra khỏi miệng. Thực hiện tương tự cho bên mũi còn lại. Mỗi bên lặp lại 4 - 5 lần, thực hiện 2 lần/ngày, vào mỗi sáng và tối.
Với nước muối, bạn có thể dùng nước muối sinh lý được bày bán tại các hiệu thuốc, hoặc tự pha muối với nước ấm và sử dụng.
Pha muối với nước rồi rửa mũi 2 lần/ngày để làm sạch dịch nhầy trong mũi, giúp mũi thông thoáng, dễ chịu
Mật ong
Một trong những phương pháp trị viêm xoang mũi dân gian được nhiều người biết đến là kết hợp mật ong và tỏi. Tỏi được bóc vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn và ép lấy nước, sau đó kết hợp với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Dùng tăm bông thấm vào hỗn hợp này và đặt sâu vào hốc mũi. Nghỉ ngơi trong khoảng 1 tiếng trước khi lấy ra. Thực hiện hai lần mỗi ngày.
Ngoài ra, uống mật ong kết hợp với nước ấm hai lần mỗi ngày không chỉ giúp điều trị viêm xoang mà còn tăng cường sức đề kháng và phòng tránh nhiều bệnh tật.
Tỏi
Nếu không có mật ong, bạn có thể sử dụng tỏi riêng để trị viêm xoang mũi. Tỏi sau khi bóc vỏ và rửa sạch được giã nhuyễn và pha với nước ấm theo tỷ lệ 1:1. Dung dịch này có khả năng kháng khuẩn cao, giúp mũi thông thoáng và dễ chịu. Có thể nhỏ mũi nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 1 - 2 giọt.
Tỏi được biết đến với đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, là phương pháp phổ biến trong việc điều trị viêm xoang.
Nghệ tươi
Tương tự như tỏi, nghệ tươi cũng là một biện pháp truyền thống để trị viêm xoang mũi được nhiều người tin dùng. Bởi vì không chỉ dễ thực hiện mà còn mang lại hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ. Củ nghệ tươi sau khi được rửa sạch, được xay để lấy nước rồi pha với nước, và được sử dụng như thuốc nhỏ mũi. Kiên nhẫn áp dụng nhiều lần, bạn sẽ cảm nhận được sự giảm nhẹ đi của các triệu chứng viêm xoang.
Xông hơi
Xông hơi là một phương pháp truyền thống an toàn và hiệu quả trong việc điều trị viêm xoang mũi. Bạn chỉ cần thêm tinh dầu (như tinh dầu tràm, bạc hà, bạch đàn, bưởi) vào tô nước nóng. Sau đó, bạn che kín phần đầu và tô nước và hít thật sâu hơi nước bốc lên. Tiếp tục thực hiện cho đến khi nước trong tô nguội và không còn hơi nước bốc lên nữa thì dừng lại.
Ngoài sử dụng tinh dầu, bạn cũng có thể thay thế bằng cách nấu nước từ lá (như lá chanh, lá bưởi, lá hương nhu,…) và thực hiện tương tự. Lặp lại quá trình 3 lần mỗi ngày sẽ mang lại kết quả rõ rệt.
Một trong những phương pháp trị viêm xoang mũi dân gian an toàn và hiệu quả nhất chính là xông hơi với tinh dầu hoặc nước từ lá
Dưới đây là những phương pháp trị viêm xoang mũi dân gian mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà để giảm các triệu chứng không thoải mái do viêm xoang gây ra. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm xoang nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị.
Sau khi được kiểm tra và thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị có thể là bằng thuốc nội khoa hoặc có thể cần phẫu thuật, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Đặc biệt, nếu viêm xoang có nguy cơ gây biến chứng, cần can thiệp ngay lập tức để tránh những hậu quả nguy hiểm.